Mở rộng Chương trình 'Vì lá phổi khỏe' sang chăm sóc bệnh nhân hô hấp nhi

Chương trình “Vì lá phổi khỏe”, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân hô hấp nhi tại Việt Nam
Chương trình “Vì lá phổi khỏe”, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân hô hấp nhi tại Việt Nam
(PLVN) - Tiếp nối hành trình hơn 5 năm góp phần cải thiện chất lượng quản lý bệnh hô hấp tại Việt Nam, chương trình “Vì lá phổi khỏe” được xem xét mở rộng sang lĩnh vực bệnh lý hô hấp trẻ em để mang lại lợi ích cho bệnh nhân nhỏ tuổi và gia đình.

Trong số các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, tỉ lệ mắc hen phế quản là 10%, gấp đôi tỉ lệ ở người lớn và ngày càng tăng trong 5 năm gần đây.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai công tác phòng, kiểm soát bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

Thực tiễn, việc thực hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh lý hô hấp ở trẻ nhỏ khó khăn hơn ở người lớn do nhận thức của cộng đồng, tình trạng tự mua thuốc điều trị cho trẻ, trẻ khó hợp tác khi nhân viên y tế thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán; trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu ở tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu nhân lực và năng lực kỹ thuật các tuyến dẫn đến công tác phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh hô hấp nhi chưa đạt được hiệu quả mong muốn.

Trước thực tế này, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh – Bộ Y tế, AstraZeneca Việt Nam đã tổ chức buổi đối thoại giữa các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hô hấp để thảo luận và xem xét việc mở rộng chương trình "Vì lá phổi khỏe" sang lĩnh vực hô hấp nhi.

Theo đó, Hội Nhi khoa Việt Nam sẽ là đối tác mới của chương trình, chuyên trách các hoạt động trển khai trên bệnh lý hô hấp nhi, bao gồm các hoạt động chính như: nâng cao nhận thức về việc quản lý bệnh, tài trợ trang thiết bị y tế và phát triển các hướng dẫn điều trị để tăng cường năng lực của cán bộ y tế trong suốt hành trình chăm sóc bệnh nhân nhi. Bước tiến mới sẽ góp phần cải thiện năng lực và đồng bộ chuyên môn của hệ thống y tế cộng đồng về chăm sóc các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em tốt hơn và đồng bộ hơn.

Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh – Bộ Y tế, AstraZeneca Việt Nam tổ chức buổi đối thoại giữa các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hô hấp để thảo luận và xem xét việc mở rộng chương trình "Vì lá phổi khỏe" sang lĩnh vực hô hấp nhi.

Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh – Bộ Y tế, AstraZeneca Việt Nam tổ chức buổi đối thoại giữa các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hô hấp để thảo luận và xem xét việc mở rộng chương trình "Vì lá phổi khỏe" sang lĩnh vực hô hấp nhi.

Tại buổi đối thoại, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa quốc gia - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh nhận định: “Chúng tôi rất vui mừng chứng kiến sự đóng góp quan trọng của chương trình "Vì lá phổi khỏe" trong việc làm giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao nhận thức cộng đồng, chuẩn hóa chăm sóc quản lý ngoại trú cho các bệnh hen, COPD và ung thư phổi. Chăm sóc cho trẻ em mắc bệnh hô hấp cũng là một lĩnh vực quan trọng khác mà Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh rất quan tâm. Chúng tôi rất vui mừng trước đề xuất của các hội chuyên ngành và quyết tâm của AstraZeneca tập trung vào công tác chăm sóc trẻ em mắc bệnh hô hấp nhi, đặc biệt là hen phế quản. Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng các Hội chuyên ngành để thực hiện công tác này trong thời gian tới.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca Việt Nam và các thị trường mới nổi Khu vực Châu Á khẳng định: “Cam kết của AstraZeneca không thay đổi, đó là giúp mọi người tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn và góp phần củng cố sự vững mạnh của hệ thống y tế, vì lợi ích của cộng đồng. Sức khỏe của trẻ em là cực kỳ quan trọng đối với tương lai của đất nước. Tôi tin tưởng rằng chương trình "Vì lá phổi khỏe" sẽ tạo điều kiện để cộng đồng chăm sóc tốt hơn cho các em nhỏ đang mắc bệnh hô hấp, góp phần để các em được lớn lên khỏe mạnh hơn.”

Chương trình "Vì lá phổi khỏe" là sáng kiến đa quốc gia của AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) tại 9 quốc gia Châu Á. Việt Nam là một trong các nước triển khai đầu tiên chương trình này dưới sự lãnh đạo của Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh – Bộ Y tế.

Sau thành công của giai đoạn một, chương trình đã bước sang giai đoạn hai từ 2020 – 2023 với việc mở rộng thêm lĩnh vực ung thư phổi được triển khai bởi 3 hiệp hội chuyên ngành: Hội Phổi Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam, Liên chi hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh, và 5 bệnh viện lớn: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Dự kiến trong giai đoạn tiếp theo, chương trình mở rộng sang bệnh lý hô hấp nhi với sự tham gia của Hội Nhi khoa Việt Nam. Chương trình đã tiếp cận và quản lý hơn 200.000 bệnh nhân, thiết lập 150 phòng khám ngoại trú được chuẩn hoá, tổ chức hơn 260 buổi hội thảo khoa học cho gần 14.000 lượt cán bộ y tế. Giai đoạn mới này cũng đánh dấu việc mở rộng các hoạt động trên các kênh truyền thông kỹ thuật số như Youtube, các sự kiện trực tuyến cho bệnh nhân bên cạnh hai kênh truyền thông chính thức: Trang thông tin điện tử http://vilaphoikhoe.kcb.vn, fanpage https://www.facebook.com/vilaphoikhoe.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.