Mơ một ngày về

Người đàn ông ấy có bộ râu quai nói rất đàn ông, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng trong cách nói chuyện của anh ta có gì đó chua chát. Cái án 18 năm tù giam về tội giết người dường như khiến anh ta mệt mỏi và già hơn trước tuổi. Đã thụ án được hơn 10 năm và ngày về của Trần Văn Bắc không còn xa nữa nhưng Bắc vẫn ân hận vì một phút để rượu dẫn lối và vào lao lý.

Người đàn ông ấy có bộ râu quai nói rất đàn ông, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng trong cách nói chuyện của anh ta có gì đó chua chát. Cái án 18 năm tù giam về tội giết người dường như khiến anh ta mệt mỏi và già hơn trước tuổi. Đã thụ án được hơn 10 năm và ngày về của Trần Văn Bắc không còn xa nữa nhưng Bắc vẫn ân hận vì một phút để rượu dẫn lối và vào lao lý.
39 tuổi, là con trai cả trong một gia đình có đến 12 người con, đã có vợ, 2 con nhưng kể từ khi thành án rồi về cải tạo trại giam Đại Bình Bắc chưa một lần được nhìn thấy mẹ, vợ và con mình. Bắc không biết chữ, 19 tuổi lấy vợ là một cô gái làng rồi đẻ sòn sòn 2 đứa. Ngoài 20 tuổi Bắc theo người làng ở Trực Ninh, Nam Định vượt gần 2.000 km vào Lâm Đồng tìm kế sinh nhai. Tại nơi đất khách quê người này Bắc đã vướng vào vòng lao lý. Bị bắt, vào trại Bắc không biết nổi một chữ bẻ đôi, chỉ biết điểm chỉ vào mỗi tờ khai khi cán bộ điều tra yêu cầu ký. Bắc kể: “Năm 1997 quê em có nhiều người rủ nhau vào Nam đào vàng. Nghèo quá nên em đi theo. Làm ở bãi vàng Tà Năng, Đức Trọng được một năm, vàng đâu chẳng thấy chỉ thấy toàn sốt rét rừng nên những người cùng làng về lại quê, em cố ở lại làm để kiếm chút vốn rồi mới về”. Hôm đó là mồng 3 Tết năm 1999, trong mâm cơm cúng đưa các cụ, vì nể lời mời của bạn Bắc đã uống mấy chén rượu nếp. Bắc bảo cái rượu gì mà ngọt, uống một chén thì cứ muốn uống thêm chén nữa và rồi say lúc nào không biết. Rượu vào không còn kiềm chế được bản thân và Bắc đã tước đi mạng sống của một người. Bị bắt, đưa về cơ quan Công an Bắc còn chưa tỉnh rượu, không biết mình đã gây ra trọng tội mà còn hỏi điều tra viên “Khi nào thì anh Quế thả em về?”.
Vào Đại Bình Bắc được biên chế vào đội 6 do quản giáo Lê Văn Nghị phụ trách. Trước khi gặp Bắc tôi đã tìm hiểu từ cán bộ làm công tác giáo dục của trại là trung tá Vương Khả Diệu – Đội trưởng đội giáo dục. Anh Diệu nói: “Thường thì những phạm nhân có mức án cao khi vào trại đều tỏ ra chán nản, không có ý chí phấn đấu, đôi khi còn tỏ thái độ thách thức, bất cần. Bắc cũng ở trong số đó. Ngoài bản án dài, Bắc còn phải bồi thường phần thiệt hại cho nạn nhân với số tiền trên 12 triệu đồng trong khi gia đình lại quá nghèo.. Trung tá Diệu đã gặp gỡ Bắc rất nhiều, cả quản giáo Nghị nữa. Trong câu chuyện với tôi, Bắc nói nhiều đến quản giáo Nghị. Bắc bảo: “Bước chân vào trại em nghĩ thôi thì sống đến đâu thì sống, án dài quá, đi làm thì nản. Một chữ bẻ đôi không biết, chẳng đọc, chẳng viết được gì. Giờ thì em đọc và viết được rồi, nhờ các cán bộ cả đó. Nghe các cán bộ khuyên bảo em đã nghĩ nhiều lắm. Phải đến 4 – 5 năm trở lại đây em mới nhận thức được lỗi lầm và từ đó có nhiều cố gắng, được cán bộ khen”. Bắc cũng bảo: “Em biết ơn cán bộ Diệu, cán bộ Nghị nhiều lắm bởi khi em vào đây thì cán bộ Nghị chỉ mới đeo trung úy thôi, giờ đã trung tá rồi đấy!”. Vâng, hơn 10 năm rồi còn gì, thời gian quá dài, đủ cho người ta làm được nhiều việc.
Nét ưu tư trên khuôn mặt Bắc được xua đi đôi chút khi tôi thấy Bắc cười nói vui vẻ với những bạn tù. Trung tá Lê Văn Nghị - quản giáo phụ trách đội 6 cho tôi biết: “Bắc là phạm nhân rất đáng thương. Sau khi được động viên, Bắc tiến bộ nhưng ngặt nỗi phần bồi thường dân sự vẫn chưa thực hiện được nên có nhiều thiệt thòi. Khi đang dần tiến bộ thì Bắc bị lỗi và phải làm lại từ đầu. Lần ấy có một phạm nhân cố tình gây sự với Bắc, đến lúc không thể nhịn được nữa Bắc đã đá phạm nhân đó gẫy tay”. Quả là đáng tiếc! Quản giáo Nghị cũng nói rằng, nếu không xảy ra sự việc đó thì chắc chắn dịp 2 – 9 vừa rồi Bắc đã được đặc xác bởi trong đội 6 có đến 9 người được đặc xá, trong tổng số gần 60 phạm nhân của đội và trong đó có nhiều người có mức án dài ngang với mức án của Bắc.
Cái nghèo đã làm Bắc thiệt thòi nhiều nhưng may là Bắc còn có những người em. Quản giáo Nghị nói rằng phải đến mấy năm gần đây Bắc mới có người thân đến thăm. Thương nhất là người em kế của Bắc tên là Vân vào Đà Lạt gánh rau thuê lấy tiền giúp anh bồi thường phần dân sự và đến giờ thì phần bồi thường đã xong. Rồi cả người em gái nữa, vào Đắc Lắc làm cà phê cũng hay sang thăm anh. Chính những người em đó đã an ủi Bắc phần nào, là sợi dây tình cảm khiến Bắc thêm nghị lực mà phấn đấu. Ngoài hai người em đến thăm, người bố của Bắc cũng vào thăm con được 2 lần và mỗi lần chỉ dúi cho con được mấy trăm ngàn đồng. Bắc nói với tôi mà như nói với chính mình: “Hai đứa nhỏ nhà em chắc lớn lắm rồi, em nhớ chúng nó quá!”.
Vâng, ngày về của Bắc sẽ không xa khi Bắc biết hướng thiện. Quản giáo Nghị cũng nói rằng, 2 năm trở lại đây Bắc được xếp loại khá và nếu tiếp tục tiến bộ như vậy, năm tới Bắc sẽ nằm trong vào diện xét giảm án. Nếu vậy thì chắc là Bắc sẽ vui lắm bởi hơn 10 năm Bắc chưa được một lần giảm án.
Một mùa đặc xá nữa đã qua đi và Bắc lại là người lỗi hẹn. Người đàn ông ấy đang mơ tới ngày về.
Đức Huy

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.