Mờ mắt kèm đau đầu, bất ngờ mắc bệnh gây mù

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai ở Việt Nam, sau bệnh đục thủy tinh thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bất ngờ phát hiện bệnh do mờ mắt kèm nhức đầu

Khoa Mắt - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mới đây tiếp nhận nữ bệnh nhân, 75 tuổi đến khám với triệu chứng mắt phải nhức mờ kèm theo đau đầu. Người bệnh không có tiền sử chấn thương và bệnh lý đặc biệt.

Qua quá trình thăm khám, người bệnh được chẩn đoán: Mắt phải glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính nhãn áp không điều chỉnh, mắt trái nghi ngờ glôcôm, hai mắt đục dày thể thuỷ tinh.

Với trường hợp này, người bệnh được xử trí hạ nhãn áp cấp cứu bằng thuốc. Sau đó người bệnh được giải thích về tác dụng hạ nhãn áp của lấy thể thuỷ tinh và đã đồng ý tiến hành phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh bằng phương pháp phaco.

Theo bác sĩ Hoàng Thanh Tùng, phẫu thuật viên chính thực hiện ca mổ cho biết: "Nhờ việc phát hiện kịp thời cùng phương pháp điều trị thích hợp, sau mổ 2 tháng, nhãn áp nữ bệnh nhân trên đã tự điều chỉnh, không cần dùng thuốc; thị lực tăng lên 10/10. Người bệnh hết toàn bộ các triệu chứng nhức mờ và sinh hoạt bình thường".

Bệnh lý nguy hiểm, không có khả năng hồi phục thị lực

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp) là một nhóm các rối loạn liên quan đến mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa không hồi phục. Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có một người bị bệnh, tỷ lệ này tăng lên 1/8 ở độ tuổi 80.

Triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh còn tùy thuộc vào loại tăng nhãn áp mà người bệnh mắc phải. Ở mỗi loại bệnh lại có những biểu hiện hoàn toàn khác nhau.

Glocom góc đóng cơn cấp điển hình: các triệu chứng xuất hiện đột ngột, dữ dội: Mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu; Nhãn cầu căng cứng như hòn bi; Mắt đỏ, mi nề, chảy nước mắt, sợ ánh sáng; Thị lực bệnh nhân giảm nhanh thậm chí mất hẳn, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vào các vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ.

Những dấu hiệu toàn thân có thể có: đau bụng, nôn, buồn nôn, ỉa chảy, vã mồ hôi khiến người bệnh lầm tưởng là cảm sốt, chủ quan tự chữa trị, khi tới viện thì đã mù hoàn toàn...

Glôcôm cơn bán cấp xuất hiện từng đợt, bệnh nhân đau tức mắt từng cơn, cảm giác căng tức trên cung lông mày, hoặc có cảm giác nhức âm ỉ vùng hố mắt. Kèm theo nhìn mờ như qua màng sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, các cơn kéo dài vài giờ sau đó mắt trở lại bình thường hoặc gần như trước đó. Các cơn đau nhức tăng dần về tần xuất và cường độ, thị lực giảm dần.

Ngoài ra bệnh còn có thể mãn tính với biểu hiện thầm lặng, không đặc hiệu, bệnh nhân không có đau nhức mắt, chỉ có dấu hiệu nhìn mờ dần.

Tuần lễ Bệnh Glôcôm thế giới năm nay (từ 10 – 16/03/2024) với chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Glôcôm” sẽ tập trung vào việc khuyến khích cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại mù lòa do bệnh tăng nhãn áp gây ra. Tăng cường nâng cao nhận thức trên toàn thế giới và tìm hiểu thêm về bệnh tăng nhãn áp.

Một số thống kê cho thấy: 111.8 triệu người được dự đoán mắc bệnh Glôcôm vào năm 2040; 90% bệnh không được phát hiện ở các nước đang phát triển; 1 tỷ người không tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc mắt; 50% người sống chung với bệnh Glôcôm nhưng không biết mình mắc bệnh; Các thành viên trong gia đình của những người mắc bệnh Glôcôm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần.

Chẩn đoán Glôcôm sớm là chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề về thị lực. Do đó, người cần kiểm tra mắt định kỳ để được phát hiện sớm và bảo vệ thị giác của mình.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.