Mở lớp ĐH Luật - văn bằng 2 đầu tiên tại Quảng Bình

Lễ khai giảng có sự tham dự của đông đảo học viên của Lớp Đại học Luật K1 – văn bằng 2 đầu tiên tại tỉnh Quảng Bình.
Lễ khai giảng có sự tham dự của đông đảo học viên của Lớp Đại học Luật K1 – văn bằng 2 đầu tiên tại tỉnh Quảng Bình.
(PLO) - Lớp Đại học Luật – văn bằng 2 đầu tiên tại tỉnh Quảng Bình là sự khởi đầu cho mô hình đào tạo Đại học Luật - văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học và sẽ được tiếp tục mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng.
Ngày 18/8, tại TP. Đồng Hới (Quảng Bình), Trường Đại học Luật Hà Nội đã phối hợp với Trường Trung cấp Luật Đồng Hới tổ chức Lễ khai giảng Lớp Đại học Luật K1 – văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học đầu tiên tại tỉnh này, niên khóa 2014 - 2017.
Đến dự lễ khai giảng có ông Trần Đình Nhân - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, thầy Võ Khắc Hoan - Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, thầy Nguyễn Triều Dương - Phó trưởng Khoa Tại chức - Đại học Luật Hà Nội cùng các cán bộ, nhân viên và 74 học viên của lớp là những cán bộ, nhân viên tại các cơ quan, công sở ở tỉnh Quảng Bình.
Từ khi được thành lập từ năm 2012 đến nay, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng chương trình đào tạo ngày một hoàn thiện, đầy đủ và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Thầy Nguyễn Triều Dương - Phó trưởng Khoa Tại chức - Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Lễ khai giảng.
 Thầy Nguyễn Triều Dương - Phó trưởng Khoa Tại chức -
Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Lễ khai giảng.
Kỳ thi tuyển sinh lớp Đại học Luật K1 đã được Trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp cùng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới thực hiện rất nghiêm túc, đúng quy chế tuyển sinh quốc gia.
Lớp Đại học Luật – văn bằng 2 đầu tiên tại tỉnh Quảng Bình là sự khởi đầu cho mô hình đào tạo Đại học Luật - văn bằng 2 hình thức vừa làm vừa học và sẽ được tiếp tục mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. 
Các học viên sẽ bước vào một khóa học mới, tiếp cận với những kiến thức về pháp luật đầy tính thú vị và hấp dẫn để phục vụ cho quá trình công tác, nghiên cứu và thực thi pháp luật. 
Đối với Trường Trung cấp Luật Đồng Hới và Trường Đại học Luật Hà Nội, là một mốc đánh dấu cho một bước phát triển, một mối quan hệ mới của hai đơn vị giáo dục – đào tạo trực thuộc Bộ Tư pháp trong hành trình kết nối, phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục./.

Đọc thêm

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Cần cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường sắt

Đại biểu Hoàng Văn Cường. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị cần bổ sung thêm phương thức chọn các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào những dự án đường sắt Nhà nước dự kiến đầu tư bằng ngân sách nhà nước, có thể đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần.

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV

Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ IV
(PLVN) - Chiều 18/6, tại Hà Nội, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban thường vụ Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.