Mở lối “mê cung” tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn để phát triển vì thiếu vốn
Doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn để phát triển vì thiếu vốn
(PLVN) - Khi có được một công cụ tài chính thông minh, hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gạt được nỗi lo âu, do dự khi vay vốn tín dụng để không bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển tiềm năng.

Vốn tín dụng – “Cánh cửa” khó mở của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chị B.T Hoa là chủ một cửa hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội. Sau hơn 3 năm phát triển với doanh thu ổn định, chị Hoa dự định mở thêm xưởng sản xuất. Tuy nhiên, giống như đa phần doanh nghiệp nhỏ đi lên từ hộ kinh doanh khác, làm sao để mở rộng nguồn vốn là vấn đề khiến chị trăn trở nhất. 

“Khi còn là cửa hàng thì mình cứ nhập gì bán nấy, hầu hết các nhà cung cấp đều cho mình nợ hoặc trả trước tối đa 50% giá trị hàng hóa, cuối kỳ mới cần thanh toán toàn bộ tiền hàng đã nhập. Như thế, các khoản thu - chi có thể bù cho nhau. Tuy nhiên khi mở xưởng sản xuất, ngoài việc thuê mặt bằng và thợ lành nghề, doanh nghiệp còn cần rất nhiều vốn cho nhập nguyên liệu, công cụ... Lần đầu đi vay vốn ngân hàng, mình chỉ nhận được cái lắc đầu vì hồ sơ yếu”, chị Hoa chia sẻ.

Tương tự câu chuyện của chị Hoa là tình trạng của anh N.N Vinh (Vĩnh Phúc). Trong năm 2018, nhận thấy nhu cầu về tưới tiêu của các nhà vườn cung cấp nông sản sạch, anh Vinh đã thành lập một công ty nhỏ, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ để áp dụng vào quy trình tưới nước tự động cho cây trồng nông nghiệp trên diện tích lớn. Và ngay trong năm 2019, anh Vinh nhận được đơn hàng lớn từ một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất nông sản sạch xuất khẩu. 

“Đây là cơ hội mà công ty mình rất mong chờ. Tuy nhiên, để có thể triển khai trong khoảng thời gian ngắn, như yêu cầu của đối tác, thì bên mình đang gặp phải vấn đề huy động vốn để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cũng như nhân sự chất lượng cao”, anh Vinh chia sẻ.  

Anh Vinh cho hay, số vốn dự tính nằm ngoài khả năng của cá nhân trong khi đó tài sản có thể dùng thế chấp vay ngân hàng cũng không đáng kể, lại thêm tâm lý lo lắng khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn nên anh thực sự bối rối.

Được biết, theo con số thống kê của VCCI, tính đến thời điểm cuối năm 2019, trên cả nước có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp hoạt động chính thức. Còn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, tính đến hết quý 3/2019, chỉ có chưa tới 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế) tiếp cận được vốn vay ngân hàng với tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng hơn 1,4 triệu tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận được vốn tín dụng lên tới hơn 70%.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hệ thống kế toán tài chính chưa chuẩn mực, thiếu tài sản thế chấp, tâm lý ngại thủ tục do thiếu kinh nghiệm khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng. 

Công nghệ tài chính – Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp hiện đại

Ra đời vào năm 2005 tại Anh và nhanh chóng phổ biến toàn cầu, “Cho vay ngang hàng - P2P Lending” được ví như “trận mưa” giải quyết “cơn khát vốn” của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ ứng dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại như Big Data, Blockchain, Internet of Things… P2P Lending tạo một “sân chơi” minh bạch cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp/cá nhân cần vay vốn và trở thành một trong những mô hình Fintech thành công nhất. 

Xuất hiện tại Việt Nam khoảng 4 năm trở lại đây, từ mô hình cho vay ngang hàng đối với riêng cá nhân, P2P Lending đã trở thành một kênh tín dụng hiệu quả cho các doanh nghiệp khan vốn. Hình thức này giúp các doanh nghiệp có được khoản vốn vay cần thiết mà không yêu cầu thế chấp tài sản, lãi suất hợp lí, chi phí dịch vụ thấp, thủ tục nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Tháng 10/ 2019, sau khi tìm hiểu thông qua một người bạn là nhà đầu tư trên VNVON – sàn cho vay doanh nghiệp thuộc Công ty cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam (VFL) - và được các chuyên gia từ VFL hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ năng lực, anh Vinh chính thức đăng ký tài khoản trên sàn. Từ đây, anh đã “gọi” được số vốn cần thiết để phục vụ cho dự án lớn đầu tay. 

Với trường hợp của chị Hoa cũng tương tự, chị cũng đã tìm được lời giải cho bài toán về vốn của mình thông qua sự hỗ trợ từ một doanh nghiệp P2P Lending.

 

Có thể thấy, những kết quả mà anh Vinh hay chị Hoa có được là nhờ tiếp cận được những sàn P2P Lending uy tín, nơi sở hữu các công nghệ Fintech hiện đại. Ví dụ trong trường hợp của VNVON, sàn giao dịch này được tích hợp bộ lọc đơn vay tạo ra các hồ sơ minh bạch, chuẩn chỉ; hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ thông qua công nghệ kết nối, thu thập và phân tích dữ liệu tài chính và phi tài chính; cùng mức lãi suất và chi phí đề nghị hợp lí, linh hoat. 

Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp của các sàn P2P Lending này còn nằm ở khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt thời gian tham gia. Thông qua tư vấn của những chuyên gia tài chính hàng đầu, doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn, giữ độ tín nhiệm cho những lần vay vốn sau này.

“Điểm mạnh của các kênh P2P Lending là thời gian huy động cũng như dịch vụ nhanh gọn. Mọi hoạt động đều qua các kênh online nên tôi có thể theo dõi khoản vay mọi lúc, mọi nơi. Đây là kênh huy động vốn tín dụng phù hợp những tình huống cấp bách. Đây thực sự là một giải pháp của công nghệ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt khi tài sản thế chấp và kinh nghiệm vay vốn còn non như chúng tôi”, anh Vinh chia sẻ.

Đọc thêm

Tăng 15 bậc, Việt Nam vào nhóm ‘rất cao’ của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024

Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003.

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

Về Gia Lai thưởng thức cà phê
(PLVN) -  Buổi sáng của Pleiku, tiết trời se se, còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán nhỏ, nghe từng cơn gió nhè nhẹ phả vào da thịt những làn hơi lành lạnh. Nhấp một ngụm cà phê nguyên chất, nghe hương cà phê bịn rịn nơi đầu lưỡi mới hiểu tại sao những ly cà phê lại cứ nhấp nhánh trong những vần thơ đến vậy.

Ngày mai, giá xăng trong nước ra sao?

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều trong kỳ điều hành ngày mai. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.

Ford giới thiệu tính năng Karaoke trên xe hơi tại Mỹ

Ford giới thiệu tính năng Karaoke trên xe hơi tại Mỹ
(PLVN) - Sau nhiều năm các hãng xe Trung Quốc tiên phong trong việc tích hợp hệ thống karaoke trên xe hơi, Ford cuối cùng cũng mang công nghệ giải trí này đến thị trường Mỹ với ứng dụng Stingray Karaoke, bắt đầu từ mẫu xe điện F-150 Lightning.

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc
(PLVN) - Trung Quốc vừa đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển máy in thạch bản tia cực tím sâu (DUV) nội địa. Đây là một cột mốc quan trọng, cho thấy nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ chip nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.

Bánh truyền thống hút khách, bánh "vỉa hè" ế ẩm dịp Tết Trung thu

Bánh trung thu có thương hiệu bày bán vỉa hè thì "ế ẩm", còn bánh trung thu cổ truyền thì vẫn có hàng dài người dân xếp hàng.
(PLVN) -  Mặc dù dịp Tết Trung thu là thời điểm sôi động của thị trường bánh trung thu, nhưng năm nay, xu hướng tiêu thụ có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi bánh trung thu truyền thống vẫn thu hút lượng khách hàng ổn định, các loại bánh "vỉa hè" lại gặp nhiều khó khăn và ế ẩm.

Đã có 100% sóng di động tại Yên Bái

Các nhân viên kỹ thuật VNPT đang nỗ lực khôi phục hệ thống thông tin cho người dân tại Yên Bái.
(PLVN) - Trong mấy ngày này, tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do Cơn bão số 3 và lũ quét/sạt lở, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng… Hàng ngàn CBCNV của Tập đoàn VNPT đang làm việc không quản ngày đêm để khắc phục mạng lưới đảm bảo phục vụ người dân và chính quyền.

Nỗ lực từng giờ để cấp điện trở lại

Công ty điện lực Lào Cai tiến hành thay trạm biến áp bị ngập nước. (Ảnh: Thành Trung)
(PLVN) - Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã ảnh hưởng nặng đến hệ thống điện của 17 tỉnh miền Bắc. Những ngày này, người lao động của điện lực miền Bắc đang nỗ lực từng giờ để sớm cấp điện trở lại cho toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng.

Dự kiến lùi thời gian tắt sóng di động 2G

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh Thảo Anh)
(PLVN) - Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only, để đảm bảo các nhà mạng có thêm khoảng thời gian hỗ trợ người dân cũng như tiếp tục thông tin tới người dân về quy định tắt sóng 2G.