Mơ hồ xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn sau khi thu hồi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến kết quả  thực thi các quy định này trên thực tế.

Bối rối hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi 

Khoản 1 Điều 5 Dự thảo quy định về các hình thức thu hồi sản phẩm. Việc áp dụng hình thức thu hồi sản phẩm dựa vào đặc điểm của các sản phẩm bị thu hồi. Vì vậy, các đặc điểm của các sản phẩm bị thu hồi cần phải được quy định một cách rõ ràng để đảm bảo xác định chính xác hình thức thu hồi. Tuy nhiên, một số quy định vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu này. 

Ví dụ, hình thức “khắc phục lỗi sản phẩm, lỗi ghi nhãn” được áp dụng đối với “sản phẩm vi phạm về lỗi sản phẩm, lỗi ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng”.  Trong khi đó, khái niệm “lỗi sản phẩm” là không rõ về cách hiểu, cần phải được làm rõ: là sản phẩm không đạt chất lượng so với công bố hay là lỗi về mặt hình thức?. 

Còn hình thức “tái xuất” áp dụng đối với trường hợp “sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và chủ sản phẩm đề nghị tái xuất”. Điều kiện để áp dụng hình thức tái xuất gồm “vi phạm chất lượng sản phẩm” và “đề nghị tái xuất của chủ sản phẩm”. Vậy, trong trường hợp chủ sản phẩm không đề nghị tái xuất thì sản phẩm này sẽ được xử lý như thế nào, trong khi đây là sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng? 

Mặt khác, trong bốn hình thức thu hồi thì chỉ có hình thức “tái xuất” là có điều kiện đề nghị của chủ sản phẩm, trong khi đó các hình thức còn lại không thấy đính kèm điều kiện này mà chỉ xem xét đến mức vi phạm của sản phẩm. Điều này dường như là thiếu nhất quán trong các quy định về vấn đề thu hồi. Đây cũng là nội dung cần được cân nhắc làm rõ.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm (ATTP) thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có “trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi…”. Dự thảo mới chỉ quy định về trách nhiệm thu hồi của các chủ sản phẩm mà chưa quy định về trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi. Tuy nhiên, việc công bố thông tin rất quan trọng, góp phần đảm bảo được quyền lợi người tiêu dùng, nên cần bổ sung quy định về trách nhiệm của chủ sản phẩm trong việc công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi.

Điểm d khoản 5 Điều 55 Luật ATTP quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Dự thảo chỉ quy định về các trường hợp thu hồi do chủ sản phẩm trực tiếp thực hiện mà chưa quy định về các trường hợp do cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện. Điều này là chưa thống nhất với quy định tại Luật ATTP.

Cân nhắc về phương thức xử lý sản phẩm sau thu hồi

Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng, khoản 5 Điều 7 Dự thảo quy định “trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với sản phẩm, chủ sản phẩm phải gửi báo cáo về việc chuyển đổi mục đích sử dụng kèm theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng tới cơ quan có thẩm quyền về ATTP hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm”.

Quy định trên có một số vấn đề sau cần được cân nhắc, xem xét. Thứ nhất, thiếu quy định về thủ tục hành chính. Theo quy định trên thì chủ sản phẩm sẽ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng, tuy nhiên Dự thảo không quy định làm thế nào để chủ sản phẩm có được văn bản chấp thuận này hoặc dẫn chiếu tới văn bản có quy định. Điều này nếu không làm rõ, có thể gây khó khăn cho các chủ thể trong thực tế áp dụng.

Thứ hai, nhiều cơ quan quản lý tham gia. Theo quy định trên thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước sau tham gia vào quy trình xử lý sản phẩm bị thu hồi: cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan có thẩm quyền về ATTP hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm. Theo quy định của Dự thảo thì chủ sản phẩm vừa thực hiện thủ tục với cơ quan quản lý chuyên ngành vừa có thể thực hiện thủ tục với cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm. Hai cơ quan này có thể khác nhau dễ khiến cho việc quản lý, theo dõi về vấn đề xử lý sản phẩm sau thu hồi bị rối và có thể xảy ra tình trạng, cơ quan cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng và cơ quan quản lý ATTP lại không biết tình hình xử lý của sản phẩm thế nào (vì họ không được báo cáo) hoặc cơ quan ra quyết định thu hồi sản phẩm không biết việc xử lý sản phẩm ra sao (trong trường hợp chủ sản phẩm lựa chọn báo cáo cho cơ quan khác).

Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, tránh nảy sinh hiện tượng quản lý chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước, quy định này cần được điều chỉnh quy định theo hướng cơ quan nào ra quyết định thu hồi sản phẩm sẽ là cơ quan tiếp nhận, theo dõi các báo cáo của chủ doanh nghiệp. Cơ quan này có thể chia sẻ thông tin với các cơ quan khác để cùng phối hợp quản lý.

Tương tự, khoản 4 Điều 7 Dự thảo quy định chưa rõ về cơ quan thực hiện việc tiêu hủy sản phẩm là cơ quan nào?  Nếu không quy định rõ sẽ gây bất lợi khi thực hiện.

Đọc thêm

VNPT DMIT - Quản lý toàn diện và khai thác hiệu quả dữ liệu số ngành Công thương

VNPT DMIT được hơn 1.000 doanh nghiệp, nhiều Sở Công thương các tỉnh trên cả nước tin dùng.
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, việc quản lý và khai thác tối đa nguồn tài nguyên dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành Công Thương. Là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số, VNPT cung cấp Phần mềm Quản lý và khai thác dữ liệu số ngành Công Thương - VNPT DMIT. Đây là giải pháp chuyển đổi số toàn diện, tin cậy và đáp ứng mọi nhu cầu chuyển đổi số ngành Công Thương.

VNPT cắm cờ Việt Nam trên bản đồ trí tuệ nhân tạo thế giới

Một bài thi trong hạng mục phát hiện vật thể từ camera mắt cá tại AI City Challenge 2024.
(PLVN) - Nền tảng nhận diện hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo VNPT SmartVision đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam vừa giành thắng lợi toàn diện tại đấu trường AI City Challenge 2024 uy tín thế giới là bước khẳng định mạnh mẽ cho trí tuệ Việt Nam.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí

 VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G miễn phí
(PLVN) - Thực hiện chủ trương tắt sóng 2G của Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 9/2024 tới đây, VinaPhone triển khai loạt ưu đãi khách hàng nâng cấp lên điện thoại 4G miễn phí và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác để duy trì liên lạc mà không phải lo lắng về chi phí.

Ngân hàng nhà nước cũng tăng giá vàng

Giá vàng nhẫn có lúc vượt giá vàng miếng SJC.
(PLVN) - Sau khoảng 30 phiên giữ nguyên giá bán, hôm qua (18/7/2024) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng giá lần đầu tiên (với mức tăng hơn 3 triệu/lượng) kể từ khi chính thức tham gia điều tiết thị trường vàng nhằm kéo giảm mức chênh lệch giữa vàng trong nước với giá vàng thế giới.

Phát động chiến dịch ‘Nhận diện lừa đảo’

6 hình thức lừa đảo trực tuyến được tập trung truyền thông trong chiến dịch năm 2024.
(PLVN) - Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta, mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về các cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.