Mô hình “dùng chung, chia sẻ” giữa các trường Đại học: Vừa tiết kiệm, vừa tiện lợi đủ đường

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (bên trái) đang báo cáo tình hình công tác của trường với Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân
PGS.TS Đỗ Văn Dũng (bên trái) đang báo cáo tình hình công tác của trường với Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân
(PLVN) - Vị hiệu trưởng nhận thấy các nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển nhanh theo hướng “dùng chung”. Các dịch vụ như Uber, Grab, Lyft (dùng chung xe), Airbnb (dùng chung nhà)... cũng đã ra đời. Từ xu thế này, thầy Dũng nảy ra ý tưởng “dùng chung, chia sẻ” trong giáo dục và hiện thực hóa nó để giảm gánh nặng học phí cho sinh viên.

Tiện lợi đủ đường

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM chia sẻ: “Chỉ còn vài tháng nữa là tất cả các trường đại học (ĐH) phải tự chủ tài chính. Không còn được bao cấp, khiến các trường phải tăng học phí để cân bằng thu chi.

Trong đó, có trường phải tăng gấp đôi mức học phí, khiến đa số sinh viên gặp khó khăn. Áp lực tiền bạc đè nặng lên vai sinh viên và gia đình của các em. 

Những học sinh ở những vùng quê nghèo có thể mất cơ hội học tập do gia đình không đủ kinh phí đã khiến tôi trăn trở rất nhiều. Bài toán khó đặt ra là phải làm sao để giúp các sinh viên có cơ hội học tập, trong khi các trường cũng vẫn đủ kinh phí hoạt động và giảng viên có thu nhập ổn định để gắn bó với nghề”.

Thầy Dũng nhận thấy, từ thực tế chương trình đào tạo hiện nay, đặc biệt với các trường cùng khối ngành, có rất nhiều môn học cơ bản trùng nhau. Ví dụ các ngành kỹ thuật như Trường ĐH Bách Khoa, Nông Lâm, Sư phạm Kỹ thuật… hầu hết sinh viên đều phải học Toán học, Vật lý, Hóa học, Hóa Lý, Hóa Sinh đại cương; những môn thuộc bộ môn Mác – Lênin, tiếng Anh, Tin học... 

“Thường mỗi môn học, mỗi trường sẽ biên soạn giáo trình khác nhau. Nếu các trường có thể liên kết để biên soạn chung một giáo trình thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của giảng viên và chi phí cho các trường. Chưa kể đến việc đội ngũ biên soạn có chọn lọc cũng giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo trình. Từ đó, tôi nghĩ đến ý tưởng “dùng chung” học liệu”, thầy Dũng hào hứng kể.

Bên cạnh đó, với ngành như kỹ thuật, y tế các trường phải đầu tư rất nhiều vào các phòng thí nghiệm. Trong đó có những phòng thí nghiệm trọng điểm số tiền đầu tư lên tới cả vài chục tỉ đồng. Tuy nhiên, do chỉ có một nhóm sinh viên thực tập nên hiệu suất sử dụng các phòng này không cao, thời gian phòng trống rất nhiều.

Từ tháng 12/2018, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã bắt đầu triển khai ý tưởng giáo dục sẻ chia.
Từ tháng 12/2018, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã bắt đầu triển khai ý tưởng giáo dục sẻ chia.

Trong khi đó, nước ta là khí hậu nhiệt đới, các máy móc càng hiện đại, linh kiện càng tinh vi thì càng nhanh bị hư hỏng. Điều đó gây lãng phí rất lớn. Giả sử, sinh viên của trường A có thể sử dụng phòng thí nghiệm của trường B. Như vậy các trường sẽ tận dụng được cơ sở vật chất của nhau, giảm được một khoản lớn kinh phí đầu tư. Đó là “dùng chung” cơ sở vật chất. 

Mặt khác, các trường cũng chung khối ngành có nhiều môn học chung. Nếu  sinh viên có thể tự do chọn trường để học các môn tương đương thì sẽ rất thuận lợi. Ví dụ, một sinh viên nhà ở quận 7 sang Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (Thủ Đức) học sẽ mất hai tiếng cả đi lẫn về mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu sinh viên này có thể chọn học môn học đó tại một trường ĐH ở quận 7, thì sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và cũng góp phần giảm áp lực giao thông. Như vậy, là “dùng chung” môn học.

“Mục tiêu của mô hình là giảm thời gian, chi phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên. Nên tôi nghĩ, một khi các trường giảm được chi phí đầu tư, thì học phí tự khắc sẽ giảm”, TS Dũng cho hay.

Từ ý tưởng thành hiện thực

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 12/2018, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã bắt đầu triển khai ý tưởng giáo dục sẻ chia. Trước mắt, sinh viên ngành Quản lý Công nghiệp khoá 2019 của Trường Sư phạm Kỹ thuật có thể đăng ký học các môn trong chương trình đào tạo tại ĐH Kinh tế TP HCM. Sau đó là đến các môn học về kinh tế và quản lý chương trình đào tạo khối ngành kỹ thuật công nghệ. 

Ngược lại, nếu ĐH Kinh tế TP HCM mở các ngành theo hướng xuyên ngành (kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và công nghệ) thì có thể học tại Trường Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. 

Bên cạnh đó, Trường Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cũng đã áp dụng chương trình sẻ chia với ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong đào tạo các ngành Kỹ thuật Y sinh, Chẩn đoán hình ảnh...; công nhận tín chỉ, sử dụng chung phòng thí nghiệm, học liệu số và nghiên cứu khoa học. Sắp tới, nhà trường tiếp tục ký kết liên kết với ĐH Y Dược TP HCM, ĐH Sư phạm TP HCM, HUTECH...

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Nhiều lợi ích như vậy nhưng để áp dụng thành công mô hình mới này còn có nhiều rào cản. Thầy Dũng tâm sự: “Ngoài việc cơ sở vật chất, trình độ giảng viên, mức học phí giữa các trường có nhiều chênh lệch, rào cản lớn nhất khi thực hiện ý tưởng này lại là vấn đề con người. Do các sinh viên được chọn trường, chọn giảng viên, có thể khiến thu nhập của một số giảng viên giảm sút, thậm chí có thể bị mất việc.

Thế nên khi tôi nêu ra ý tưởng này, rất nhiều giảng viên phản đối. Tuy nhiên, tôi nghĩ, cũng như Uber, Grab, ban đầu sẽ có những ý kiến trái chiều song về căn bản đó là xu thế phát triển chung. Trong mô hình này không chỉ người học có lợi mà mô hình cũng sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của các trường. Nó buộc các giảng viên phải tự học tập, cải tiến cách dạy, tiến tới nâng cao chất lượng giáo dục nói chung”.

Là một trong những người đầu tiên ký liên kết sẻ chia với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, thầy Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tin tưởng vào tính khả thi của mô hình.

“Tôi rất ủng hộ ý tưởng này của thầy Dũng. Xu thế của thế giới hiện nay là tận dụng tối đa nguồn lực, giáo dục cũng phải bắt kịp xu thế. Nếu học sinh trường này có thể học tập, sử dụng cơ sở vật chất của trường khác thì sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí đầu tư”, thầy Xuân khẳng định. 

Theo thầy Xuân, để có thể áp dụng thành công mô hình, việc cần làm hiện nay là các trường phải ngồi lại với nhau, xem chương trình đào tạo giữa các trường, những tín chỉ có phù hợp không, nếu đã phù hợp thì học ở trường này sẽ được trường kia công nhận.  

Bên cạnh đó, các trường có thể tổ chức những lớp học, mời giảng viên của trường khác giảng dạy. Ví dụ, môn học liên quan đến y tế có thể do Trường Phạm Ngọc Thạch, những môn liên quan đến kỹ thuật thì bên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật.

Như vậy, nó sẽ phát huy được thế mạnh của từng trường, phát huy được khả năng của những giảng viên chuyên và tăng thu nhập cho họ. Cuối cùng người hưởng lợi nhiều nhất là các sinh viên. Các em có cơ hội lựa chọn thầy, lựa chọn trường, được tiếp cận với những phòng thí nghiệm hiện đại nhất… 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...