Mô hình du lịch cộng đồng dân tộc thiểu số: Phát triển để “gánh vác” hai nhiệm vụ

Cần định hướng để du lịch cộng đồng của người dân tộc thiểu số phát triển bền vững. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
Cần định hướng để du lịch cộng đồng của người dân tộc thiểu số phát triển bền vững. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mô hình du lịch cộng đồng giúp người dân tộc thiểu số vừa bảo vệ các nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, họ ngày càng tích cực sáng tạo, đổi mới sản phẩm du lịch thu hút khách hàng.

Gìn giữ kho báu văn hóa dân tộc

Gần đây, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp UBND huyện Ba Vì công bố Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền “Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ” của người Dao quần chẹt thôn Hợp Sơn, huyện Ba Vì. Đây là một điểm du lịch đang thu hút sự quan tâm của du khách Hà Nội, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ vừa qua. Tại điểm du lịch cộng đồng của người Dao ở Ba Vì, du khách không những được vui chơi, tham gia các hoạt động, mà còn thư giãn với việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe từ những bài thuốc quý của người dân địa phương, Điểm du lịch phát huy được thế mạnh của người Dao ở quần chẹt với nghề làm thuốc nam lâu năm, cùng những nét đẹp văn hóa như Lễ cấp sắc, Lễ cúng Bản Vương,...

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì - ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết, điểm du lịch cộng đồng bản Miền góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của huyện Ba Vì, đồng thời đây là một “điểm cốt lõi” để gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa văn hóa người Dao ở quần chẹt đến với cộng đồng.

Thực tế, hiện nay có rất nhiều bản làng đã và đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bằng việc khám phá văn hóa bản địa, hòa mình với thiên nhiên xanh, môi trường trong lành trên những vùng cao của Tổ quốc Việt Nam. Một trong những nơi đã thành công khi áp dụng mô hình du lịch cộng là người Mông ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Bằng nỗ lực của người dân tại đây, hiện tại Làng du lịch cộng đồng của người Mông trở thành điểm đến văn hóa, nghỉ dưỡng ở vùng đất Đông Bắc. Du khách đến đây sẽ được thưởng thức món ăn truyền thống của người Mông, tham gia đêm nhạc hội, trò chơi dân gian của họ.

Xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa đang “kéo” nhiều người dân tộc thiểu số rời xa mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” để đến với phố thị làm ăn, sinh sống. Việc làm du lịch cộng đồng là một cách để người dân tộc tiếp tục nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc độc đáo của họ; đồng thời giúp du khách trải nghiệm thực tế nét đẹp của 54 dân tộc Việt Nam ngay tại các bản làng.

Tạo kế sinh nhai bền vững

Du lịch cộng đồng hiện nay cũng là một cách để người dân tộc thiểu số có thêm thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội. Chia sẻ với truyền thông, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh nhận định, mô hình du lịch cộng đồng không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho việc gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc, mà còn tạo thêm kế sinh nhai, nâng cao đời sống, xã hội cho người dân tộc. Như bản Sìn Suối Hồ (tỉnh Lai Châu) từ một nơi tồn tại nhiều tệ nạn xã hội, nay đã vươn mình trở thành địa điểm du lịch hút khách, thu nhập bình quân của người dân tăng gấp nhiều lần so với thời trước.

Tuy nhiên, làm du lịch cộng đồng không đơn giản, mà cần các tỉnh, địa phương đầu tư suy nghĩ, định hướng. Bởi muốn đem lại kế sinh nhai bền vững cần đi kèm với việc phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường, phát huy được những nét văn hóa độc đáo, nổi bật.

Điều này đang dần được các tỉnh, địa phương điều chỉnh. Việc đầu tiên chính là quy hoạch du lịch cần bảo đảm môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái không bị ảnh hưởng. Hiện nay, các điểm du lịch của người dân tộc gắn liền với du lịch sinh thái, du lịch khám phá văn hóa, ẩm thực... Nhiều nơi đã có ý thức chọn lọc những thế mạnh văn hóa, đặc trưng riêng để phát triển du lịch như khai thác “sở trường” về thảo dược, thuốc nam, du lịch “chữa lành”, chữa bệnh...

Một ví dụ thú vị: người Xơ Đăng ở làng Tu Thó, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã dùng thế mạnh trồng hoa hồng, vừa chiết xuất tinh dầu bán cho du khách, vừa tạo không gian đẹp để khách chụp ảnh “sống ảo”. Vì vậy, bản làng của họ gần như không có sự phát triển du lịch “nóng”, ồ ạt, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, mà vẫn gìn giữ, bảo tồn được phong tục tập quán, nghề nghiệp truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đưa nghệ thuật truyền thống vào phát triển du lịch

Vở cải lương “Cành khế ngọt” được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch hút khách. (Ảnh: Trang Anh)
(PLVN) - Tuồng, chèo, múa rối… là những di sản văn hóa phi vật thể được Hà Nội “biến” thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Các nhà hát ở Thủ đô đang nâng cao kỹ năng biểu diễn của các nghệ nhân cũng như ý thức trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy giá trị của di sản phi vật thể.

Thu hút khách quốc tế dịp Tết Nguyên đán 2025

Khách quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng mạnh vào dịp đầu năm mới. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, những tháng đầu năm vẫn là tháng then chốt đối với ngành Du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm. Đón khách nước ngoài đến “khai xuân, đón Tết” đang là mục tiêu thúc đẩy du lịch mùa xuân ở Việt Nam.

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'

Hồ Hòa Bình cần những 'cú hích' để 'cất cánh'
(PLVN) -  Tiềm năng du lịch đặc sắc hiếm nơi nào có được. Tầm nhìn, khát vọng về một khu du lịch trọng điểm quốc gia đã được chỉ rõ trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đến năm 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Làm gì để những giá trị của Hồ Hòa Bình không còn là “tiềm năng” mà trở thành thế mạnh, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, PLVN đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Archi, đơn vị đang triển khai một số dự án ở khu vực Hồ Hòa Bình.

Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu

Nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển du lịch của Bạc Liêu
(PLVN) - Được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, cấp ủy, chính quyền, năm 2024, du lịch TP. Bạc Liêu có bước phát triển vượt bậc và khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2023, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và dịp Lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5, Giỗ tổ Hùng Vương…

Xu hướng đến Việt Nam bằng du thuyền tăng mạnh

Tàu biển Celebrity Solstice đến cảng Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). (Ảnh: Bích Chi)
(PLVN) - Khách du lịch đi bằng tàu biển, du thuyền tới Việt Nam gần đây tăng mạnh. Các công ty du lịch lữ hành, nhất là những doanh nghiệp có lợi thế ở mảng này đều đánh giá du lịch bằng tàu biển rất tiềm năng trong việc tăng khách quốc tế đến Việt Nam.

longformRực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải

Rực rỡ sắc hoa Tớ dày trên non cao Mù Cang Chải
(PLVN) - Những ngày này trên non cao Mù Cang Chải – Yên Bái, những bông Tớ dày đã bung nở khoe sắc hồng rực rỡ. Đây cũng là dịp du khách thập phương tìm đến mảnh đất của người Mông lắng nghe tiếng thở của đại ngàn trong thời khắc giao mùa.

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa

Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách dịp Festival Hoa
(PLVN) - Festival Hoa lần thứ X năm 2024, Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu xã hội ước đạt trên 3.600 tỷ đồng, góp phần quan trọng cho tỉnh vượt chỉ tiêu về lượt du khách khi đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.

TP Hạ Long bắn pháo hoa chào năm mới 2025

Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025
(PLVN) - Ngày 30/12, Theo thông tin từ Ban tổ chức, Chương trình nghệ thuật "Hạ Long - kỷ nguyên rực rỡ" chào năm mới của TP Hạ Long sẽ phục vụ miễn phí cho Nhân dân và du khách, được tổ chức lúc 21 giờ 15 phút, ngày 31/12/2024 tại Quảng trường 30/10. Nổi bật sẽ là màn bắn pháo hoa chào năm mới 2025.