Mô hình chính quyền đô thị: Chậm mà chắc

(PLVN) - Trong câu chuyện với PLVN bên thềm Xuân Tân Sửu, PGS.TS Lê Minh Thông (Trợ lý Chủ tịch Quốc hội), rất kỳ vọng mô hình chính quyền đô thị được triển khai ở TP.Hồ Chí Minh năm 2021. Vì tin đó sẽ là đòn bẩy giúp thành phố một thời nức tiếng với mỹ danh “Hòn ngọc Viễn Đông” tiếp tục tiến chắc về phía trước, trong vai trò đầu tàu kinh tế. 
TS Lê Minh Thông
 TS Lê Minh Thông

Vượt “rào cản” nhận thức

Theo TS.Lê Minh Thông, trong hai nhiệm kỳ gần đây, Đảng xác định đột phá thể chế là đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Điều này được cụ thể hóa trong Hiến pháp 2013. Là một trong những người từng “chắp bút” bản Dự thảo Hiến pháp, ông Thông cho biết, chương về  “Chính quyền địa phương” là một trong những chương phức tạp nhất, và cũng là chương hoàn thiện cuối cùng. Vì xung quanh mô hình chính quyền địa phương, lúc bấy giờ còn nhiều ý kiến khác nhau.

Có người hỏi tôi “Phải chăng sự ra đời mô hình chính quyền đô thị ở nước ta chậm?”. Nhưng tôi cho rằng, sự chậm trễ này là cần thiết, hợp lý bởi thay đổi nhận thức không phải ngày một ngày hai…”, PGS.TS.Lê Minh Thông - Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Trước đó, mặc dù Nghị quyết của Đại hội Đảng đã nói phải đa dạng hóa mô hình chính quyền địa phương, tức là phải tổ chức mô hình chính quyền địa phương đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đô thị, nông thôn, hải đảo... Nhưng trong nhận thức pháp lý, lâu nay, chúng ta vẫn “mặc định” chính quyền địa phương bao giờ cũng phải gồm 2 bộ phận: HĐND và UBND. Vì thế, qua nhiều lần thảo luận đã đưa ra một phạm trù mới đó là phạm trù: Cấp chính quyền. 

Theo đó, Hiến pháp 2013 không còn định nghĩa “Chính quyền địa phương” mà chỉ  “Cấp chính quyền địa phương”. Điều đó hàm chứa ý nghĩa rằng, chính quyền phải hiện hữu ở mọi nơi, nơi nào có người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì nơi đó có chính quyền. Chính quyền là hiện thân của quyền lực ở nơi cần có quản trị quốc gia chứ không phải nhất nhất bao gồm hai bộ phận HĐND và UBND.

Đặc biệt, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua 3 nghị quyết rất quan trọng về thí điểm mô hình chính quyền đô thị TP Hà Nội, thí điểm mô hình chính quyền đô thị Đà Nẵng và tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, với quyết tâm chính trị là tổ chức mô hình chính quyền địa phương đúng với tinh thần Hiến pháp 2013.

Trao đổi với PLVN, TS.Lê Minh Thông cho biết, để có được kết quả trên, một trong những “rào cản” lớn phải vượt qua là nhận thức. Bởi có người từng hỏi ông: “Phải chăng sự ra đời mô hình chính quyền đô thị ở nước ta chậm?” Chuyên gia lập pháp này khẳng định, sự chậm trễ này là cần thiết, hợp lý bởi thay đổi nhận thức không phải ngày một ngày hai, và nếu không có sự thay đổi nhận thức thì khó đạt được sự đồng thuận cao sau đó.

 

Hai giá trị, ba lợi ích 

Với những giá trí cốt lõi, mô hình chính quyền đô thị được người dân cả nước trong đó có cử tri TP.Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, kỳ vọng sẽ là động lực cho sự nghiệp phát triển của thành phố đầu tàu kinh tế sau này. 

Theo TS.Lê Minh Thông, mô hình này mang hai giá trị cốt lõi đã được thực tiễn chứng minh đó là: Sự quản trị tập trung thống nhất, không cắt khúc; một chính quyền  đồng bộ, nhanh, tiết kiệm. Và thứ hai là quyền tự chủ. 

Muốn làm được điều này phải trao quyền tự chủ cho các đô thị; phải phân quyền, phân cấp mạnh để chủ động, tự chịu trách nhiệm. Hai giá trị mang tính phổ quát của chính quyền đô thị mà Việt Nam cần phải tuân theo.

Bên cạnh đó, khi triển khai mô hình Chính quyền đô thị sẽ có ba lợi ích lớn.

Đầu tiên, là đáp ứng được đặc điểm đô thị, đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất. Thống nhất về xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu tự chủ của người dân. Lợi ích tiếp theo là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu nên người dân ở đô thị cảm nhận tự do hơn người ở nông thôn. Công việc mở hơn. Con người không bị áp chế bởi cộng đồng. 

Lợi ích cuối cùng là bộ máy gọn, ít tầng lớp dẫn đến chi phí ít. Nhưng hiệu quả tăng lên vì chúng ta bố trí người đúng việc và chuyên môn hóa cao hơn về nghiệp vụ. Công tác đầu tư cũng sẽ tập trung, dứt điểm nên không manh mún và sẽ tiết kiệm. 

Đặc biệt quan trọng, mô hình này sẽ khiến cho bộ máy hành động, ít hội họp, ít bàn thảo. Hành động theo hướng chỉ đạo thống nhất. Một bộ máy hành động là điều kiện tiên quyết đem lại hiệu quả. Một bộ máy hành động là bộ máy nói ít, làm nhiều.

“Nhưng để thành công và hiệu quả trên thực tế, trong quá trình triển khai mô hình chính quyền đô thị, sẽ có 3 thách thức lớn mà chúng ta phải vượt qua”, TS.Lê Minh Thông lưu ý. 

Cụ thể, các cấp các ngành phải vượt qua được tư duy quản lý hiện tại, phải vượt qua chính mình, vượt qua tư duy cấp trên cấp dưới. “Người thủ trưởng phải tin ở cấp dưới và phải kiểm soát chặt chẽ, xử lý kịp thời các vấn đề của cấp dưới đề ra”, ông Thông phân tích thêm. 

Thách thức lớn thứ hai là đòi hỏi về chất lượng đội ngũ cán bộ mới. Đó phải là những người có phẩm chất đạo đức, chính trị đảm bảo để trao quyền. Họ phải thực sự vì dân, vì nước, vì lợi ích chung. Vấn đề cuối cần lưu ý là phải thay đổi tư duy đầu tư. Phải huy động nguồn lực xã hội để phát triển chứ Nhà nước không thể đầu tư dàn trải. Trong trường hợp này, Nhà nước là người “cầm lái”, kiến tạo và chỉ đầu tư những thứ mà tư nhân không làm được hoặc không đầu tư.

“Mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, sẽ còn  nhiều việc phải hoàn thiện. Về thể chế, có thể trong tương lại phải xây dựng một luật riêng về chính quyền đô thị để đảm bảo tính thống nhất chung trong áp dụng nhưng vẫn hình thành một “mảnh đất” riêng để từng địa phương áp dụng cho phù hợp, phát huy sự chủ động, sáng tạo và hiệu quả”, TS.Lê Minh Thông chia sẻ.

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.