Mổ đẻ có phải là phương pháp để chị em giữ chồng?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Vì lo lắng, tự ti sau khi sinh đẻ sẽ ảnh hưởng đến “quan hệ chăn gối” nên phần lớn chị em phụ nữ đã lựa chọn phương pháp sinh mổ. Họ sẵn sàng bỏ ngoài tai những cảnh báo nguy hiểm từ bác sĩ và chuyên gia.

Trào lưu mổ đẻ giữ dáng

Thông tin tại Hội nghị sản phụ khoa Việt - Pháp năm 2019 diễn ra trong hai ngày 13 và 14-5, PGS. TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, hiện nay, Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai, nhưng tỷ lệ này tùy theo từng bệnh viện, có nơi lên tới 60% trong tổng số ca đẻ.

Tính trung bình, tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ sản phụ chọn mổ đẻ chiếm khoảng 30%. Tại Hà Nội, năm 2018 vừa qua, trong tổng số 79.255 ca đẻ tại các bệnh viện của thành phố thì có 35.638 ca phẫu thuật lấy thai (đẻ mổ), chiếm tỷ lệ 45%... Xu hướng mổ lấy thai ở thành phố lớn hơn vùng nông thôn. Riêng ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì tỷ lệ này chiếm khoảng 50%.

Khảo sát trên các diễn đàn của bà bầu, chúng tôi ghi nhận rất nhiều bài tâm sự của các sản phụ. Ngoài chia sẻ về thời kì thai nghén khổ sở, chuyện nghi ngờ chồng cặp bồ khi vợ mang thai, thì phần lớn các mẹ bầu đều khuyên nhau nên đẻ mổ để tránh “vùng kín” lỏng lẻo, khiến chồng chê,... Tất cả đều xoay quanh câu chuyện sửa soạn nhan sắc giữ chân chồng. 

Hầu hết phụ nữ mang thai đều rất phân vân khi chọn phương pháp sinh đẻ. Các sản phụ lựa chọn sinh thường đều có tâm lý chung là lo lắng vùng kín sau sinh sẽ bị giãn rộng, ảnh hưởng đến “quan hệ chăn gối” với chồng.

Khi sinh mổ, thai nhi sẽ được đưa ra qua vết rạch trên bụng mẹ mà không đi qua đường âm đạo. Điều này khiến các mẹ bầu yên tâm lựa chọn phương pháp sinh thường để “giữ chồng”, ngay cả khi được bác sĩ phụ sản tư vấn.

Chị Nguyễn T. M (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi lấy chồng được 2 năm, kế hoạch suốt, vừa mới thả thì “có” luôn. Cháu giờ được gần 7 tháng, siêu âm là con trai, bác sĩ nói không có gì thay đổi thì tôi sẽ sinh thường. Thế nhưng, tôi nghe nhiều chị lớn tuổi nói sinh thường thì âm đạo sẽ bị giãn rộng, “quan hệ” sẽ gặp “trục trặc”. Mà tôi muốn sinh thêm 1-2 cháu nữa nên rất lo sợ. Đã vậy còn phải nghĩ giữ chồng như thế nào sau sinh, khi cơ thể ngày càng béo, mặt lên đầy mụn xấu xí hơn. Chồng tôi bảo không để ý nhưng làm sao tin được? Đàn ông ai chả muốn có vợ mặt xinh, dáng đẹp. Chẳng ông nào muốn một cô vợ béo núc ních, rồi đến cả vấn đề “kia” còn kém.

Lên mấy hội tâm sự mẹ bầu, nhiều chị em kêu sau sinh phải đi tu sử lại “vùng kín” bằng dao kéo để tránh chồng chán, chồng chê,... do đó tôi quyết định lựa chọn phương pháp sinh đẻ đỡ để tránh trường hợp phải can thiệp dao kéo sau này” – chị M nói thêm.

Những nguy cơ từ mổ đẻ

Liên quan đến vấn đề lựa chọn phương pháp sinh nở, Ths.BS Vũ Văn Khanh (Phó Trưởng khoa đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã có những chia sẻ:

Mặc dù sinh mổ chiếm tỉ lệ khá cao, nhưng việc lựa chọn phương pháp sinh mổ mang nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé.

Nguy cơ cho mẹ: Có thể gặp các rủi ro như chảy máu, nhiễm trùng, dị ứng thuốc trong và sau sinh mổ. Đặc biệt khi sản phụ chưa có chuyển dạ đẻ, cổ tử cung chưa mở có thể bị bế sản dịch sau sinh, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng tử cung dẫn đến khó khăn cho những lần sinh đẻ tiếp theo. Hơn nữa khi đã mổ đẻ thì lần mang thai tiếp theo có thể gặp những rủi ro nguy nhiểm như: chửa vết mổ hoặc rau cài răng lược, vỡ tử cung... 

Nguy cơ cho bé: Khi em bé chào đời chưa có cơn co tử cung em bé dễ chậm tiêu dịch phổi bởi chỉ có cơn co tử cung khi chuyển dạ đẻ tác động vào em bé mới làm cho hệ hô hấp của bé tốt hơn. Một số nơi không cho tiếp xúc da kề da sớm khi mổ lấy thai cũng là yếu tố khiến bé không được hưởng những lợi ích từ việc chăm sóc thiết yếu sớm.

Ngoài ra, sau sinh mổ, mẹ thường đau vì thế khó khăn trong việc cho bé bú sớm. Việc em bé bú mẹ muộn sẽ ít được tiếp xúc với miễn dịch của mẹ. Đặc biệt, việc dùng kháng sinh sau sinh mổ sẽ khiến sữa chậm về hơn.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, một khi bạn đã sinh mổ thì ít nhất 3 năm sau mới được phép mang thai. Nếu mang thai trước thời gian quy định thì rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ và bé, đồng thời những lần mang thai thứ hai, thứ ba sẽ vẫn phải sinh mổ.

Thậm chí các loại thuốc vào cơ thể như: thuốc gây mê, kháng sinh và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho cơ thể bé.

Chính bởi vậy, các sản phụ nên cố gắng theo dõi để đẻ thường và chỉ sinh mổ khi có chỉ định chuyên môn của các bác sĩ.

Sinh mổ có ảnh hưởng đến “vùng kín”?

Trả lời báo chí, theo Ths.BS Hà Ngọc Mạnh – Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ (Hà Nội), thực tế cho thấy nhiều trường hợp sinh mổ âm đạo vẫn rộng vì nó có nhiều lý do.

Thứ nhất: Tất cả những hoạt động để chuẩn bị cho việc chuyển dạ như thay đổi nội tiết làm cho âm đạo, cổ tử cung trở nên mềm, lỏng lẻo tạo điều kiện cho em bé lọt qua tầng sinh môn.

Thứ hai: Khi xuất hiện cơn chuyển dạ, cổ tử cung mở. Trong trường hợp chuyển dạ không thành công dẫn đến việc phải chuyển phẫu thuật. Quá trình chuyển dạ này cũng làm giãn một phần âm đạo cổ tử cung.

Ths.BS Hà Ngọc Mạnh cho biết: “Nếu chị em nào cho rằng sinh mổ không liên quan gì đến tầng sinh môn hoặc âm đạo là sai. Trước khi ca sinh mổ diễn ra, kể cả đẻ mổ hay đẻ thường, người phụ nữ đều trải qua cơn chuyển dạ, khi này cửa tử cung co bóp, phần nhiều là dãn ra đến một mức nhất định.

Sau sinh, để cổ tử cung hoàn toàn khép lại như trạng thái ban đầu, chị em sẽ phải kiêng cữ chuyện ấy trong khoảng 6 tuần. Lý do là sau đẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng khi tử cung đang co hồi, cổ tử cung được đóng khít lại”.

Tương tự, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Hồ Chí Minh đã thông tin: Sau thời kỳ hậu sản, cơ thể người phụ nữ sẽ hồi phục kể cả sự co hồi các mô, cơ vùng hội âm, sinh dục. Cho dù có giãn rộng hơn so với lúc chưa sinh thì cũng chỉ là vô cùng ít, không thể gây “mất cảm giác”, nhất là hiện nay người phụ nữ sinh ít con hơn ngày xưa rất nhiều. “Mất cảm giác” hoặc giảm khoái cảm tình dục đôi khi chỉ là cái cớ để người ta có những hành vi không chung thủy.

Một số ít trường hợp, sau khi đẻ thường, âm đạo, âm hộ bị giãn rộng, biến dạng do các sang chấn, vết rách không được khâu tốt, do cơ địa mô cơ - dây chằng yếu dễ giãn… có thể ảnh hưởng đến chất lượng tình dục cho cả 2 vợ chồng. Các sản phụ này cần được thăm khám đánh giá, tư vấn của thầy thuốc sản phụ khoa và có thể khắc phục dễ dàng bằng các tiểu phẫu may phục hồi vùng sàn hội âm sau (âm đạo – âm hộ). Tất nhiên là nó vô cùng đơn giản, an toàn so với việc phải chịu đựng vô lý một ca mổ sinh.

Việc phẫu thuật tái tạo sàn hội âm cần được thực hiện đúng chỉ định và đúng kỹ thuật bởi thầy thuốc chuyên khoa chứ không phải là một phẫu thuật mang tính thẩm mỹ đơn thuần, thực hiện ở các cơ sở ngoài ngành y tế.

Sau cùng, cần biết rằng việc đạt được khoái cảm trong hoạt động tình dục đối với cả hai người đòi hỏi nhiều yếu tố: tâm lý, sự yêu thương, tình trạng sức khỏe chung, nội tiết sinh dục, kinh nghiệm trong thực hành tình dục...; chứ không chỉ là do kích thước hoặc hình dạng của cơ quan sinh dục.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.