Mở cửa lại biên giới, du lịch các nước kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Du khách tại Sân bay quốc tế Ben Gurion sau khi nhập cảnh Israel bằng đường không hồi tháng 5/2021.
Du khách tại Sân bay quốc tế Ben Gurion sau khi nhập cảnh Israel bằng đường không hồi tháng 5/2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Australia ngày 21/2 đã mở cửa hoàn toàn trở lại biên giới quốc tế đối với những du khách đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ sau gần hai năm bị đóng cửa vì đại dịch. Một số nước cũng đã thông báo kế hoạch tương tự với kỳ vọng ngành du lịch sẽ sớm khởi sắc.

Theo Reuters, trong ngày đầu mở cửa hoàn toàn biên giới của Australia, hơn 50 chuyến bay quốc tế dự kiến sẽ đến đất nước này, bao gồm 27 chuyến bay đến Sydney, thành phố lớn nhất của Australia. Bộ trưởng Du lịch Australia Dan Tehan đã đến sân bay Sydney để chào đón các du khách đầu tiên đến Australia sau gần 2 năm nước này đóng cửa biên giới nhằm phòng, chống dịch. Ông Tehan bày tỏ tin tưởng thị trường du lịch Australia sẽ phục hồi “rất mạnh” với việc hãng hàng không Qantas Airways muốn đưa hơn 14.000 hành khách đến Australia ngay trong tuần này.

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Australia, trị giá hơn 60 tỷ AUD (43 tỷ USD) và sử dụng khoảng 5% lực lượng lao động của nước này. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã bị tê liệt sau khi quốc gia này đóng cửa biên giới vào tháng 3/2020. “Hôm nay là một ngày quan trọng đối với ngành công nghiệp của chúng tôi và là bước đầu tiên, nhưng là bước quan trọng nhất trong việc đưa du lịch Australia đứng vững trở lại”, Giám đốc Điều hành Hội đồng Xuất khẩu Du lịch Australia Peter Shelley khẳng định.

Từng là nước đi đầu trong chiến lược đóng cửa biên giới nghiêm ngặt để ngăn chặn COVID-19, Australia đã chuyển hướng các biện pháp kiểm soát theo kiểu pháo đài và đóng cửa biên giới kể từ cuối năm ngoái, bắt đầu sống chung với dịch bệnh sau khi đạt tỉ lệ tiêm chủng cao hơn. Những người di cư có tay nghề cao, sinh viên quốc tế và khách du lịch đã được phép nhập cảnh vào Australia kể từ tháng 11/2021.

Việc mở cửa hoàn toàn trở lại biên giới của Australia diễn ra trong bối cảnh sự bùng phát của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại nước này dường như đã vượt qua đỉnh điểm với số người nhập viện giảm đều đặn trong ba tuần qua. Phần lớn các ca bệnh của Australia với tổng số khoảng 2,7 triệu trường hợp được xác nhận đã được phát hiện kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện vào cuối tháng 11. Tổng số người chết do COVID-19 tại nước này đến nay là 4.913 người. Đến trưa ngày 21/2, Australia ghi nhận 15.600 ca mắc mới COVID-19 và 17 ca tử vong.

Trong khi đó, theo thông báo vừa được giới chức Israel đưa ra, bắt đầu từ ngày 1/3, nước này sẽ bắt đầu cho phép nhập cảnh đối với tất cả khách du lịch, bất kể họ đã được chủng ngừa COVID-19 hay chưa. Theo thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Israel Naftali Bennett, để nhập cảnh vào Israel, du khách vẫn sẽ phải thực hiện 2 lần xét nghiệm PCR, bao gồm một xét nghiệm trước khi khởi hành và một xét nghiệm khi hạ cánh xuống Israel. Hiện tại, chỉ những người nước ngoài được tiêm chủng COVID-19 đầy đủ mới được phép nhập cảnh vào Israel.

“Chúng ta đang chứng kiến ​​sự sụt giảm nhất quán về số lượng ca bệnh, vì vậy đây là thời điểm để dần dần mở ra cửa biên giới mà chúng ta là những nước đầu tiên trên thế giới phải đóng cửa”, Thủ tướng Naftali Bennett nói.

Israel lần đầu tiên đóng cửa biên giới với người nước ngoài vào tháng 3/2020. Số lượng du khách nhập cảnh Israel gần đây đã tăng ở mức chậm khi nước này dỡ bỏ một số hạn chế và vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Khoảng 46.000 khách du lịch đã đến Israel vào tháng trước, tăng so với con số 7.800 cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn nhiều so với con số 333.000 du khách đã đến thăm Israel vào tháng 1/2020. “Đồng thời, chúng tôi sẽ luôn theo dõi sát tình hình và trong trường hợp có một biến thể mới, chúng tôi sẽ phản ứng nhanh chóng”, ông Bennett nhấn mạnh.

Liên quan đến các biện pháp phòng, chống dịch, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 21/2 thông báo sẽ dỡ bỏ các quy định về vaccine ngừa COVID-19 và các biện pháp giãn cách xã hội sau khi đỉnh dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 qua đi. Tuy nhiên, bà Ardern không đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho việc này.

Còn tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng ngày công bố kế hoạch loại bỏ các hạn chế phòng, chống dịch như một phần của chiến lược “sống chung với Covid” nhằm đạt được mục tiêu thoát khỏi đại dịch nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn khác. Theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong nhiều tuần, Anh sẽ trở thành quốc gia lớn đầu tiên ở châu Âu cho phép những người biết mình bị nhiễm COVID-19 được tự do sử dụng các cửa hàng, phương tiện giao thông công cộng và đi làm. Theo đó, Anh dự kiến sẽ chấm dứt quy định tự cách ly tại nhà đối với những người dương tính với virus SARS-CoV-2 tại một số khu vực vào cuối tháng 2 này, đồng thời dừng thực hiện xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho người dân.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.