Mở cửa du lịch sau hai năm: Phát huy nội lực “vượt bão” COVID-19

Ngành du lịch cả nước đón chờ ngày mở cửa sau 2 năm.
Ngành du lịch cả nước đón chờ ngày mở cửa sau 2 năm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong hai năm qua, ngành du lịch Việt Nam liên tục “ngụp lặn” với dịch bệnh, chịu nhiều tổn thất nặng nề. Việc Chính phủ đồng ý mở cửa hoàn toàn du lịch vào 15/3 là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên đi kèm với đó là rất nhiều nỗi lo lắng trước những khó khăn và rủi ro.

Mong mỏi vượt qua mối quan ngại về dịch bệnh

Hiện Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới – đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để nước ta mở cửa du lịch hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất vẫn là diễn biến phức tạp của tình hình COVID-19, những ngày gần đây đều chứng kiến trên 100.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, tổng số ca nhiễm mới trên toàn quốc liên tục chạm đỉnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng mới đưa ra cảnh báo “còn quá sớm để coi COVID-19 như một bệnh cúm mùa”.

Theo các chuyên gia trong nước, trong số ca mắc trong cộng đồng, tỷ lệ du khách trong nước nhiễm bệnh tương đối cao, tuy nhiên du lịch nội địa vẫn hoạt động tốt. Bên cạnh đó, nhìn nhận từ chương trình thí điểm đón khách quốc tế từ cuối năm 2021 đến nay, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công, nêu đánh giá với báo chí rằng: Tỷ lệ nhiễm bệnh của du khách quốc tế nhập cảnh không nhiều, một phần vì số lượng khách nước ngoài vẫn ít so với khách trong nước. Do đó, rủi ro số lượng ca nhiễm cộng đồng tăng cao vì mở cửa du lịch quốc tế là không cao.

Du lịch trong bối cảnh bình thường mới không chỉ cần đảm bảo tính chuyên nghiệp, thân thiện mà còn cần cả sự an toàn. “Lạc quan thận trọng” là phương châm của ngành du lịch toàn cầu hiện nay. Chính vì thế, trong việc góp ý cho phương án mở cửa lại, hoạt động du lịch sau 15/3, Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung, sửa đổi một số nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có nhiều quy định chặt chẽ với khách du lịch quốc tế. Bộ Y tế cũng khuyến cáo nhóm khách từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền hạn chế đi du lịch.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp du lịch đã bày tỏ sự lo lắng, cho rằng những đề xuất mới sẽ phần nào “trói chân” du khách, làm khó cho ngành du lịch. Chưa kể, bởi các chính sách và quy định có thể thay đổi dựa trên diễn biến dịch bệnh, đẩy doanh nghiệp và du khách ở thế “đi trên dây” khi có thể phải thay đổi kế hoạch du lịch vào phút chót.

Từng bước vượt khó, nâng khả năng cạnh tranh

Năm 2021, Giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards đã công bố Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á”. Trước dịch, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh, chiếm một vị trí đáng ghi nhận trên bản đồ du lịch thế giới.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng, dịch bệnh đang gần như “reset” lại cuộc đua du lịch toàn cầu, tức là đặt ra nhiều tiêu chuẩn mới, quy luật mới, thách thức mới cho ngành du lịch mỗi quốc gia. Do đó, những nỗ lực dài hơi của ngành du lịch nước ta trước dịch hiện sẽ có thể phải tái khởi động lại từ đầu.

Phương châm của du lịch thế giới vẫn là “lạc quan thận trọng”, chưa thể lơ là với dịch bệnh.

Phương châm của du lịch thế giới vẫn là “lạc quan thận trọng”, chưa thể lơ là với dịch bệnh.

Trong thời gian gần đây, một loạt quốc gia đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại hoặc nới lỏng các biện pháp hạn chế biên giới, bao gồm Indonesia, Singapore, Nhật Bản, châu Âu... Trong khi nhiều nước vẫn duy trì các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt nhằm khống chế đại dịch, nhiều nước lại đưa ra các chính sách “khá dễ thở” với du khách để kích cầu. Sự khác biệt trong cơ chế đón khách cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định đặt chuyến đi của du khách.

So với không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà cả tại châu Á và các châu lục khác, tính cạnh tranh trong du lịch ngày càng “khốc liệt” hơn, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam khi mới bước vào giai đoạn phục hồi hoàn toàn hậu dịch.

Lại nói, sau thời gian “nghỉ” khá dài, nhiều doanh nghiệp du lịch trở lại cuộc đua với trạng thái “cầm chừng”. Có những doanh nghiệp đã mất đi trên dưới 50% lực lượng lao động, gồm rất nhiều lao động lành nghề. Do vậy, “bài toán” phải giải quyết trước mắt đối với doanh nghiệp là bù đắp lại những hao hụt về nhân sự, tài chính,… cũng như khắc phục hậu quả từ việc chuỗi cung ứng dịch vụ, nguồn khách đã bị “đứt gãy” bởi dịch.

Có thể thấy, hiện nay du lịch nước ta vẫn còn “bộn bề” rất nhiều mối lo khi quyết định mở cửa trở lại du lịch từ giữa tháng 3. Hy vọng với nỗ lực không ngừng nghỉ của các khối Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng, ngành du lịch nước nhà sẽ sớm tìm lại “ánh hào quang” của những năm trước dịch, phát huy nội lực trong “bão” COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển Xuân Thành nhìn từ trên cao. (Ảnh: Quang Anh)

Nhiều giải pháp thu hút khách tới bãi biển Xuân Thành

(PLVN) - Cách TP Vinh (Nghệ An) 12km về phía Đông Nam, cách TP Hà Tĩnh 50km về phía Bắc, bãi biển Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) là địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng lâu nay. Điểm tạo nên sự khác biệt cho nơi đây là lạch nước ngọt Mỹ Dương từ núi Hồng Lĩnh chảy về song song với bờ biển. Năm nay, để mang đến những trải nghiệm mới cho du khách, chính quyền địa phương và các cơ sở kinh doanh đã đưa ra một số giải pháp.

Đọc thêm

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Bảo đảm an toàn du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân nô nức đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Nguồn: BN)
(PLVN) - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách đổ về các điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội tăng mạnh. Ngoài sự tăng cường giữ gìn an ninh trật tự của các lực lượng chức năng, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình.