Mở cửa đầu tư sân bay: Lực đẩy mới của ngành hàng không

Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình)
Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình)
(PLO) - Xu hướng doanh nghiệp tư nhân muốn đổ vốn vào các dự án hạ tầng hàng không đang ngày càng phổ biến trong 3 năm trở lại đây, với sự gia nhập của những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn FLC, Sungroup, IPP....

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã đồng ý chủ trương để Tập đoàn FLC đầu tư, nâng cấp sân bay Đồng Hới thành sân bay quốc tế theo hình thức đối tác công tư PPP. 

Đây không phải dự án hạ tầng sân bay đầu tiên doanh nghiệp tư nhân muốn bỏ vốn đầu tư. Trước đó, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, có ít nhất 5 dự án hạ tầng cảng hàng không có vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân được triển khai, gồm: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết; Nhà để xe, Ga quốc nội, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. 

Doanh nghiệp tính toán gì khi bỏ vốn vào hạ tầng sân bay? 

Tuỳ theo các phương án tài chính được phê duyệt trong hợp đồng, nhà đầu tư sân bay có thể thu hồi vốn bằng việc cung cấp các dịch vụ hàng không và phi hàng không, như dịch vụ khai thác thương mại mặt đất; thuê mặt bằng kinh doanh quảng cáo... Nguồn thu từ những dịch vụ này có thể chiếm đến 25-40% doanh thu của sân bay.

Tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV – Bộ GTVT), thực ra việc khai thác những cảng hàng không, sân bay ở một số địa phương là nhiệm vụ duy trì sự phát triển kinh tế xã hội, lợi nhuận ở đây không cao.

Ông Thanh dẫn ví dụ một doanh nghiệp đang đầu tư sân bay tại Vân Đồn và cho rằng, doanh nghiệp này không trông mong gì thu phí dịch vụ tàu bay cất hạ cánh ở đây. 

Một dự án khác ở sân bay Phan Thiết,  nhà đầu tư từng tính toán sẽ mất 25 năm đầu đi từ lỗ vốn đến hoà vốn và chỉ có thể bù lỗ ở những năm sau đó... 

Còn trong trường hợp của Tập đoàn FLC, có thể thấy rõ kiến nghị đầu tư, xây dựng sân bay Đồng Hới của doanh nghiệp này nằm trong chiến lược phát triển tổng thể với nhiều mục  tiêu vượt ngoài lợi nhuận khai thác sân bay.  

Mục tiêu đầu tiên được cho là bổ trợ cho hoạt động của hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc Tập đoàn FLC) vốn đang trong giai đoạn chuẩn bị nước rút để cất cánh vào cuối năm 2018. Bamboo Airways được xây dựng theo mô hình kết nối trực tiếp các điểm đến đang lên tại Việt Nam, do đó, việc Tập đoàn FLC  tham gia đầu tư vào hạ tầng hàng không của chính các điểm đến này sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động nội tại của hãng bay. 

Mục tiêu thứ hai liên quan đến sự tăng trưởng về kinh tế, du lịch tại địa phương. Năm 2017, tổng du khách đến Quảng Bình đạt 3,3 triệu lượt, tăng 70,9% so với năm trước, trong đó khách du lịch đạt 100.000 lượt, tăng gần 120%. Khách du lịch tăng, nhưng việc đáp chuyến bay đến Đồng Hới không đơn giản do quá ít chuyến bay được cung cấp. 

Tình hình này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi Tập đoàn FLC đưa vào vận hành tại Quảng Bình 1 quần thể du lịch với tổng vốn 20.000 tỷ trên quy mô gần 2.000 ha, được xem là hạ tầng du lịch lớn nhất miền Trung ở thời điểm hiện tại. 

"Khi các tập đoàn lớn đầu tư vào những đặc khu kinh tế, có khu nghỉ dưỡng cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế…nếu chỉ trông chờ vào dịch vụ hàng không hiện nay thì có vẻ không ổn, không đáp ứng được. Cho nên Tập đoàn FLC xin thành lập hãng hàng không mới, xây sân bay để phục vụ nhu cầu trong tính toán của họ cũng là một hướng đi, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ", ông Lại Xuân Thanh bình luận. 

Hãng hàng không Bamboo Airways dự kiến sẽ cất cánh vào cuối năm 2018
Hãng hàng không Bamboo Airways dự kiến sẽ cất cánh vào cuối năm 2018 

Xu thế tất yếu 

Xã hội hoá hạ tầng hàng không là xu thế đã diễn ra khá phổ biến trên thế giới từ hơn 3 thập kỷ qua, với hàng trăm sân bay lớn được doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư, quản lý và khai thác. 

Tại Anh, Thủ tướng Margaret Thatcher nhượng quyền khai thác sân bay cho tư nhân từ những năm 80. Kết quả là các sân bay này đều hoạt động tốt, cải thiện cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ, đặc biệt là ngân sách Nhà nước không phải chi trả các khoản trợ cấp hằng năm như trước.

Hay tại Australia, cảng hàng không Brisbane Airport (BNE) được tập đoàn BAC mua lại từ chính quyền vào năm 1997. Sân bay này sau đó đã trở thành một biểu tượng đáng tự hào của bang Queensland.

Taị Việt Nam, ngay từ năm 2015, Cục Hàng không Việt Nam cho biết tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng hàng không giai đoạn 5 năm tiếp theo là 230.215 tỉ đồng trong khi nguồn vốn từ ngân sách rất khó khăn. "Vì vậy, việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết” - Nguyên Cục trưởng Cục Hàng không thời kỳ này là ông Lại Xuân Thanh nhấn mạnh.

Không chỉ bổ sung về nguồn vốn, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc nhượng quyền khai thác sân bay sẽ giúp bổ sung nguồn lực, chia sẻ rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động bởi sở hữu tư nhân thường rất đổi mới, sáng tạo trong tất cả các mặt hoạt động tại cảng hàng không, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. 

Hạ tầng hàng không đang thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn
Hạ tầng hàng không đang thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn

Cũng cần nói thêm rằng, trong 22 cảng hàng không đang được khai thác, nếu hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất thường xuyên xảy ra hiện tượng "tắc nghẽn trên không" thì nhiều sân bay địa phương có tiềm năng du lịch chỉ hoạt động trung bình từ 20-30% công suất… 

Nếu được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp bởi các doanh nghiệp tư nhân uy tín, hạ tầng hàng không tại các điểm đến thứ cấp vẫn đang thừa công suất này sẽ được tận dụng tối ưu để trở thành cơ hội tốt cho các hãng bay mới như Bamboo Airways, qua đó gián tiếp mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành hàng không Việt Nam - một trong những thị trường đầy tiềm năng có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong các năm qua. 

Đọc thêm

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Ba kịch bản tăng trưởng điện trong năm 2025

Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống năm 2025. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Cuộc họp về Kế hoạch cung cấp điện năm 2025 đã thống nhất 3 kịch bản tăng trưởng điện năng, trong đó ở kịch bản cực đoan, tăng trưởng điện phải đạt từ 14 - 15% trở lên, các tháng mùa khô phải đạt 16% trở lên.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.