Mở Cổng Thông tin nhân đạo Quốc gia: Sau 1 phút, hơn 70 triệu đồng ủng hộ người nghèo

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bấm nút khai trương Cổng nhắn tin.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bấm nút khai trương Cổng nhắn tin.
(PLVN) -Sáng nay (19/8), tại Lễ phát động nhắn tin vì người nghèo trên Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã kêu gọi toàn thể xã hội cùng nhắn tin gửi tới Cổng thông tin nhân đạo quốc gia ngay từ bây giờ nhằm giúp người nghèo có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Bắt đầu từ 00 giờ 00 ngày 19/8 đến hết 24 giờ 00 ngày 31/12/2019, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400 mở hệ thống để đón nhận đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Tin nhắn ủng hộ, đóng góp vì người nghèo theo cú pháp: "VNN n" gửi 1408 (trong đó, n là số lần ủng hộ 20.000 đồng; n giới hạn từ 1-100); không giới hạn số lần nhắn tin.

Với mỗi tin nhắn, chủ thuê bao di động sẽ đóng góp tối thiểu 20.000 đồng vì người nghèo. Mỗi tin nhắn "VNN n" gửi 1408 là một sự đóng góp thiết thực vì người nghèo. Các tổ chức, cá nhân quan tâm đến người nghèo, gửi tin nhắn là đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Trước đây đã có chương trình truyền hình trực tiếp "Nối vòng tay lớn" được tổ chức thường niên vào tối 31/12 hàng năm rất thành công, tuy nhiên do nhiều lý do, chương trình này bị gián đoạn. 

Quang cảnh Lễ phát động.
Quang cảnh Lễ phát động.

“Chương trình năm nay có nhiều điểm mới thứ nhất là phát động sớm hơn 2 tháng, đặc biệt ý nghĩa là vào ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Chúng tôi đã bàn với Bộ Thông tin và Truyền thông có thay đổi về công nghệ có nghĩa là những người có điều kiện chỉ cần 1 tin nhắn thôi sẽ gửi được tối đa gấp 100 lần mệnh giá 1 lần nhắn tin 20.000 Đồng, tức là được 2 triệu đồng/tin nhắn. Với tính chất lan tỏa của chương trình ngày càng lớn hơn, tính hiện đại, nhân văn ngày càng sâu sắc hơn, chương trình sẽ thành công và đợt cao điểm này, cá nhân tôi hi vọng số tiền vận động sẽ tăng 5-10 lần”, Phó Thủ tướng kỳ vọng.

Kể từ năm 2017 đến nay, thực hiện phát động của Thủ tướng "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức thường niên chương trình Truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" vào ngày 17/10. Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp trong xã hội, các nhà hảo tâm. 

Tại chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018, Ban Tổ chức đã thu được hơn 6,3 tỷ đồng từ nhắn tin qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400 - đây là nguồn lực quan trọng cùng nguồn lực của nhà nước thực hiện mục tiêu cao cả và nhân văn: "không ai bị bỏ lại phía sau".

Các đại biểu nhắn những tin ủng hộ đầu tiên về Tổng đài 1400.
Các đại biểu nhắn những tin ủng hộ đầu tiên về Tổng đài 1400.

Năm nay, Quỹ vì người nghèo và các chương trình an sinh xã hội sẽ sử dụng số tiền ủng hộ của xã hội cho 3 mục tiêu chính: Xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo, đặc biệt là người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thi đỗ vào đại học, cao đẳng; tặng quà Tết cho người nghèo.

Là người nhiều năm đồng hành, gắn bó với chương trình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chia sẻ niềm xúc động khi trực tiếp đến trao quà cho người nghèo, đặc biệt là gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và trao những căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo… “Qua chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài nước đóng góp để bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết. 

Ông cũng tin tưởng Chương trình "Chung tay vì người nghèo" năm 2019 sẽ tiếp tục phát huy kết quả của các năm trước, hướng đến việc tăng cường sự đoàn kết, tính nhân văn, bảo đảm người nghèo luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội để bước qua khó khăn, thoát nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.