Mổ cấp cứu song thai bị hội chứng truyền máu hiếm gặp

Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội là người trực tiếp phẫu thuật cho thai phụ bị hội chứng truyền máu hiếm gặp và nguy hiểm này
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội là người trực tiếp phẫu thuật cho thai phụ bị hội chứng truyền máu hiếm gặp và nguy hiểm này
(PLVN) - BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đánh dấu 2 năm thành công trong y học bào thai bằng ca phẫu thuật cứu thành công song thai 14 tuần bị truyền máu giai đoạn 3 kèm hội chứng nguy hiểm.

Một ngày tháng 05/2020, thai phụ N.T.L.T. (25 tuổi, ở Thanh Xuân - Hà Nội) nhập viện BVĐK Tâm Anh, Hà Nội khi thai mới 14 tuần 5 ngày, chẩn đoán bị hội chứng truyền máu song thai tình trạng rất nặng, thai chậm tăng trưởng (IUGR) với một thai gần như không còn sự sống, mất sóng Doppler động mạch rốn, Doppler ống tĩnh mạch Arantius ghi nhận mất sóng a. Điều này đồng nghĩa với việc một thai sẽ ngừng tim chỉ trong vòng 24 giờ, thai còn lại cũng đối diện với nguy cơ tử vong.

Thông thường, hội chứng truyền máu xuất hiện ở tuần thai thứ 16. Nếu hội chứng xuất hiện trước giai đoạn này, thai nhi tử vong gần như 100%, các bác sĩ cũng thường chỉ định chấm dứt thai kỳ trong các trường hợp này.

Lịch sử y học bào thai ghi nhận rất ít ca phẫu thuật truyền máu song thai (TMST) thành công ở tuần thai 14, 15 tuần do phẫu trường chật hẹp khó quan sát, nguy cơ ối vỡ non rất cao, nếu không khéo léo sẽ thất bại ngay lập tức vì sản phụ vỡ ối và sảy thai cao. Khi đó, tỷ lệ cứu được thai là rất thấp. 

Mặc dù vậy, với sự tin tưởng tuyệt đối vào các bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh với hàng trăm ca phẫu thuật TMST thành công, gia đình bệnh nhân mong được thực hiện phẫu thuật để cứu lấy dù chỉ một thai hoặc ít nhất cũng không ân hận vì không bỏ qua cơ hội mong manh cuối cùng.

Tình thế của bệnh nhân rất nguy cấp, các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn với bác sĩ Julien Stirnemann - một trong những phẫu thuật gia nội soi thai nhi hàng đầu ở Pháp, là người đầu tiên phẫu thuật khe hở cột sống thai nhi và từng thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật nội soi điều trị TMST tại Pháp. Bác sĩ Julien Stirnemann nhận định: Nếu không phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu chắc chắn sẽ mất cả hai thai nhi, nếu phẫu thuật thành công có thể cứu được một em bé. 

BVĐK Tâm Anh đã phẫu thuật thành công hơn 200 ca truyền máu song thai và tiếp tục xác lập kỷ lục với ca phẫu thuật TMST có tuổi thai nhỏ nhất tại Việt Nam cho sản phụ T
BVĐK Tâm Anh đã phẫu thuật thành công hơn 200 ca truyền máu song thai và tiếp tục xác lập kỷ lục với ca phẫu thuật TMST có tuổi thai nhỏ nhất tại Việt Nam cho sản phụ T 

“Còn nước còn tát, không thể để hai sinh linh bé bỏng chết dần, chúng tôi đã quyết định mổ khẩn cấp để cứu thai nhi dù hy vọng chỉ 20-30%”, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp khoa Sản BVĐK Tâm Anh (Hà Nội) - Người trực tiếp phẫu thuật kể lại. Trong phòng mổ vô trùng với đầy đủ các thiết bị phẫu thuật thai nhi trong buồng tử cung tối tân nhất của BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, ca mổ lịch sử đã được diễn ra.

Để thực hiện được phẫu thuật này đòi hỏi phải có chuyên gia giàu kinh nghiệm, có kiến thức, kỹ năng; Bệnh viện phải có phương tiện máy móc hiện đại và có phòng mổ vô trùng tuyệt đối. Hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố quan trọng này, BVĐK Tâm Anh đã phẫu thuật thành công hơn 200 ca TMST và tiếp tục thành công với ca mổ cấp cứu cho sản phụ T. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, kết quả ban đầu cho thấy một thai được cứu sống. Chỉ sau vài giờ, siêu âm kiểm tra cho thấy tuần hoàn thai nhi phát triển, nước ối trở về mức độ an toàn.

“Đây là ca phẫu thuật ‘hoàn hảo’ với thời gian giữ thai sau phẫu thuật hội chứng TMST đến 20 tuần trong khi trên thế giới thời gian giữ thai trung bình sau phẫu thuật chỉ 12 tuần”, bác sĩ Hiền Lê chia sẻ.

Em bé con sản phụ T ra đời khoẻ mạnh sau khi được phẫu thuật tại BVĐK Tâm Anh
Em bé con sản phụ T ra đời khoẻ mạnh sau khi được phẫu thuật tại BVĐK Tâm Anh 

Ngày 21/5/2020, sản phụ T. hạ sinh bé trai 1,8kg, mẹ tròn con vuông ở tuần thai 34, đã đánh dấu kỳ tích mới về kỹ thuật y học bào thai phức tạp với thành công của ca phẫu thuật ở tuần thai rất sớm, thế giới hiếm gặp và rất ít chuyên gia dám thực hiện. BVĐK Tâm Anh một lần nữa xác lập “kỷ lục” trong lĩnh vực y học bào thai, đó là phẫu thuật thành công ca TMST với tuổi thai nhỏ nhất tại Việt Nam.

Chỉ hơn 2 năm về trước, tất cả những trường hợp song thai bị hội chứng truyền máu (TMST) đều phải sang nước ngoài để điều trị, vô cùng tốn kém tiền bạc, thời gian, lại thường không hiệu quả do có quá nhiều rào cản để thai phụ có thể được phẫu thuật kịp thời, như khoảng cách địa lý, chi phí đắt đỏ, rào cản ngôn ngữ..., không ít gia đình đành chấp nhận đau lòng để mất con.

Nhưng kể từ ca phẫu thuật mổ trong bụng mẹ điều trị hội chứng truyền máu song thai thành công đầu tiên tại Việt Nam, được thực hiện bởi các bác sĩ tại bệnh viện tại Hà Nội, các thai phụ bị hội chứng TMST không còn phải lặn lội ra nước ngoài mà có thể được điều trị ngay tại Việt Nam bởi chính bàn tay, khối óc và trái tim của những bác sĩ Việt Nam.

Hàng trăm em bé cất tiếng khóc chào đời nhờ can thiệp Y học bào thai tại BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, phát triển lành lặn, khỏe mạnh, hoàn thiện về vận động cũng như trí tuệ như bao trẻ đồng trang lứa. Hơn 200 ca phẫu thuật TMST thành công, trẻ cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của gia đình và cả y bác sĩ.

Y học bào thai là một chuyên ngành mới trên thế giới, có thể chẩn đoán phát hiện và điều trị bệnh lý thai nhi trong bụng mẹ, là kỳ tích của nền y học hiện đại, giúp hồi sinh những thai nhi đang phải đối mặt với tử thần bằng những kỹ thuật vô cùng tinh vi, phức tạp.

Thành công của đội ngũ y bác sĩ BVĐK Tâm Anh mở ra kỷ nguyên mới cho kỹ thuật can thiệp trong bào thai, đưa ngành y học Việt Nam tiến kịp các nước có ngành y học tiên tiến nhất.

“Trong tương lai, chúng tôi tiếp tục có thêm nhiều kỹ thuật tiên tiến điều trị những ca đặc biệt hơn, như dẫn lưu bàng quang thai để cứu hai quả thận có nguy cơ bị mất chức năng sau khi trẻ chào đời, dẫn lưu màng phổi để tránh nguy cơ thiểu sản phổi, chọc hút dẫn lưu bàng quang, sản thiểu phổi, điều trị hội chứng truyền máu cho thai lớn bằng giảm thể tích nước ối..., xa hơn nữa sẽ vươn đến phẫu thuật điều trị nứt đốt sống”, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê cho biết.

Clip: Phát hiện, điều trị sớm biến chứng thai kỳ ở BVĐK Tâm Anh, Hà Nội

Hội chứng truyền máu song thai là hai hoặc nhiều thai nhi chỉ có chung một bánh nhau, thường gặp trong song thai cùng trứng có sự phân chia trễ. Sự thông nối giữa mạch máu của hai thai nhi ở trong bánh nhau khiến máu của một thai sẽ truyền cho thai còn lại. Thai cho máu sẽ kém phát triển, thiếu ối, yếu ớt, teo tóp dần đi. Thai nhận máu do lượng máu quá nhiều sẽ phát triển nhanh dẫn đến suy tim, phù thai, đa ối, bàng quang căng to, đa niệu…

Hội chứng chia làm 5 giai đoạn, ở giai đoạn 3 song thai gặp nguy hiểm, giai đoạn 4 rơi vào nguy kịch, còn giai đoạn 5 thì 1 hoặc cả 2 bé bị chết lưu. Nếu một trong hai thai chết lưu thì thai còn lại sẽ tử vong trong bụng mẹ.

Chỉ có một cách duy nhất điều trị hội chứng truyền máu song thai, đó là phẫu phẫu thuật nội soi thai nhi hay phẫu thuật laser trong buồng tử cung - tức dùng tia laser cắt đứt các mạch máu thông nối giúp mỗi thai phát triển riêng lẻ, không phụ thuộc vào thai kia. Phương pháp phẫu thuật này có độ khó cao vì tất cả các thao tác phải thực hiện trong tử cung của người mẹ. Để thực hiện cần phải có máy móc hiện đại, chuyên dụng, bác sĩ tay nghề cao.

Làm chủ những kỹ thuật hiện đại và phức tạp, BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công hàng trăm ca phẫu thuật nội soi điều trị truyền máu song thai, chẩn đoán sớm và điều trị các bệnh lý thai nhi trong buồng tử cung, phẫu thuật vi phẫu trong chấn thương chỉnh hình, ghép nối dây thần kinh, chuyển vạt tự do, ghép nối chi thể đứt lìa; điều trị vô sinh lâu năm, dự trữ buồng trứng thấp cho bệnh nhân có bệnh lý kèm theo...

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.

Tổng đài: 1800 6858.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.