Miền Trung thiệt hại nặng sau bão Nari

Cây cối ngã đổ ở Đà Nẵng sau bão Nari
Cây cối ngã đổ ở Đà Nẵng sau bão Nari
(PLO) - Theo báo cáo của các ban, ngành chức năng Trung ương, đến chiều tối qua (15/10), trên địa bàn TP.Đà Nẵng có gió giật cấp 8, cấp 9, mưa to trên diện rộng. Theo ghi nhận của PV, tại các tuyến đường trung tâm thành phố, cây cối, trụ điện ngã đổ ngổn ngang; nhiều nhà dân tốc mái. Chiều tối cùng ngày, toàn thành phố vẫn đang trong tình trạng mất điện, mất nước.
Trước đó, từ 2 giờ đến 7 giờ sáng 15/10, bão Nari đổ bộ vào TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, trở thành trận cuồng phong lớn, kéo dài nhất từ trước tới nay với sức gió giật cấp 11, cấp 12, giật cấp 13. Nhiều người dân gần như thức trắng đêm lo bão, nhất là những hộ gia đình sống trong nhà mái tôn.
Trong cuộc họp nhanh của Ban Chỉ đạo tiền phương diễn ra lúc 8h30 và chiều  15/10, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đánh giá, dù bão Nari có cường độ gió thấp hơn cơn bão Xangsena năm 2006,  nhưng thời gian bão đổ bộ vào đất liền kéo dài không kém gì Xangsena, nguy hiểm hơn, thời điểm lại diễn ra vào nửa đêm về sáng.
Theo báo cáo sơ bộ, tính đến chiều 15/10, tại khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam và vùng ảnh hưởng Thừa Thiên Huế đã có 3 người chết, 2 người mất tích và khoảng hơn 30 người bị thương. Riêng thiệt hại về tài sản chưa thể thống kê được.
Đà Nẵng: Hỗ trợ 4 tỉ đồng/địa phương sau bão
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo tiền phương phòng chống bão số 11 tại cuộc họp chiều 15/10, đến nay Đà Nẵng đã có 11 người bị thương sau bão, trong đó có 4 người ở quận Ngũ Hành Sơn, 1 người Sơn Trà, 2 người ở huyện Hòa Vang bị thương nặng được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện; nhiều nhà cửa người dân bị sập hoàn toàn hoặc tốc mái, hàng ngàn cây xanh, cột điện bị gãy đổ.
Ngoài ra, tại  phía Tây chân cầu Thuận Phước, một chiếc tàu của Cty Hợp Tiến 36 chở hàng từ Hải Phòng vào neo đậu tránh bão tại vịnh Đà Nẵng, đã bị sóng đánh dạt vào kè đá, theo thông tin từ trên tàu cho biết, có 8 thuyền viên đi trên chiếc tàu này.
Trước tình hình thiệt hại, UBND TP.Đà Nẵng đã duyệt hỗ trợ số tiền 4 tỷ đồng/địa phương (gồm Đà Nẵng và Quảng Nam) để khắc phục hậu quả bão số 11, trong đó 2 tỷ đồng hỗ trợ các hộ dân nghèo khó khăn sửa chữa nhà ở sập, hư hỏng và 2 tỷ sửa chữa các công trình trường học.
Trước mắt, hỗ trợ gia đình người chết 2 triệu đồng/ người, bị thương nặng  1,5 triệu đồng/người; nhà tốc mái hoàn toàn 2 triệu đồng/trường hợp, tốc mái một phần 500.000 đồng/trường hợp. Yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tình hình khắc phục để học sinh sớm đi học trở lại. Các lực lượng khác nhanh chóng khắc phục tình trạng mất điện, cúp nước, thông tin liên lạc trong buổi sáng ngày 17/10.
Quảng Nam: Hàng ngàn ngôi nhà bay theo bão
Đầu giờ ngày 15/10, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, về thiệt hại đầu tiên do bão số 11 gây ra cho địa phương này: có trên 5.000 ngôi nhà bị hư hỏng nặng; gần 200 ngôi nhà bị sập hoàn toàn; 11 phòng học bị tốc mái; 57 trang trại ở huyện Điện Bàn bị tốc mái; nhiều tuyến đường bị sạt lở nặng. Bão số 11 cũng đã làm 3 người chết và 4 người ở  các huyện Hiệp Đức, Đại Lộc và Nông Sơn bị thương do chằng chống nhà cửa.
Đặc biệt, ở phố cổ Hội An mưa bão gây ngập lụt nhiều tuyến đường, có nhiều đoạn nước ngập lên đến nửa mét, gây ách tắc giao thông cục bộ. Tại huyện Thăng Bình, mưa lớn cộng với gió lốc đã làm đổ ngã nhiều cây cối, nhiều trường học, trụ sở làm việc bị tốc mái.
Bão đã thổi tung la phông tầng 2 của Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, buộc Trung tâm phải di chuyển khẩn cấp 20 bệnh nhân đến nơi an toàn ngay trong đêm. Toàn tỉnh Quảng Nam đã mất điện từ đêm 14/10 đến tối 15/10 vẫn chưa thể khắc phục.
Nhà ông Nguyễn Văn Giáo, thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc bị tốc mái hoàn toàn
Nhà ông Nguyễn Văn Giáo, thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc bị tốc mái hoàn toàn 
Thừa Thiên Huế: Bão tấn công, nhà cửa tan hoang
Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, từ 3h hôm qua (15/10) có mưa to đến rất to, gió giật mạnh, có nơi sức gió giật trên cấp 10. Theo ghi nhận của PV, trên các đường phố ở TP.Huế, nhiều cây xanh bật gốc, nhiều bảng hiệu, biển báo gãy đổ.
Tính đến 17h hôm qua (15/10), đường về xã Hải Dương qua cầu Ca Cút, thị xã Hương Trà nước ngập sâu gần 1m nên các phương tiện giao thông qua đoạn này đều tê liệt.
Hàng trăm hộ dân ở các xã vùng trũng nằm ven phá  Tam Giang của huyện Quảng Điền đã ngập lụt do thủy điện điều tiết nước, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị chia cắt.  
Theo Ban Phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên Huế, đến 17h hôm qua (15/10), toàn tỉnh có 1 người bị lũ cuốn mất tích và 11 người khác bị thương khi đang giằng chống nhà cửa phòng chống bão. Trong đó, ông Nguyễn Đức Bi (65 tuổi, trú xã Phong Bình, H. Phong Điền) bị chấn thương sọ não hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Hai em nhỏ ở xã Lộc Tiến, huyện  Phú Lộc bị sóng biển cuốn trôi vào chiều 13/10 đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Toàn tỉnh có 17 nhà bị sập hoàn toàn và 669 nhà bị tốc mái, phần lớn là ở huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông. Do cây xanh gãy đổ nhiều nên tàu SE1 và SE21 bị kẹt tại ga Huế đến chiều cùng ngày mới thông tuyến trở lại.
Tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, hơn 3000 mét vuông nhà xưởng Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây của Cty CP Đầu tư Sài Gòn - Huế (SGH)  tại Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô đã đổ sập; hai nhà xưởng khác hơn 7000 mét vuông bị gió uốn cong. Theo một nhân viên đang trực tại đây, khu nhà xưởng bị đổ sập ước tính hơn 3 tỷ đồng…

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.