Miền Trung khát khô

Lượng mưa năm nay ở miền Trung thấp hơn các năm trước từ 20 - 40%.
Lượng mưa năm nay ở miền Trung thấp hơn các năm trước từ 20 - 40%.
(PLVN) - Nắng hạn kéo dài, hồ đập thủy lợi trơ đáy… khiến hàng chục ngàn ha lúa, màu trên các các đồng đất miền Trung khô khát, chờ mong từng giọt nước.

Nắng như đổ lửa 

Thống kê từ Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNN), đầu tháng 7/2019, mặc dù ảnh hưởng bởi bão số 2 có gây mưa tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhưng dung tích các hồ chứa thủy lợi khu vực này trung bình chỉ đạt phổ biến từ 27 - 61% dung tích thiết kế (DTTK), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 12%,..

Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, do đặc thù các tỉnh miền Trung có nền nhiệt rất cao, từ đầu tháng 6/2019 đến nay nắng nóng như đổ lửa và liên tục kéo dài trên diện rộng từ 37 đến 40 độ C, thậm chí có nơi đến 41 độ C, kết hợp gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên dù có mưa nhưng bốc hơi cực nhanh. 

Trong khi đó, các tỉnh Nam Trung Bộ như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận... ngoài ít mưa, nền nhiệt còn cao đã khiến việc bốc hơi lên tới 5-7mm/ngày. Hiện nay, lượng nước vẫn tiếp tục xuống thấp. Dung tích các hồ chứa khu vực Nam Trung Bộ trung bình đạt từ 27 - 56% DTTK. 

Cụ thể, hồ chứa Sông Tranh 2 (lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn) bổ  sung nước cho hạ lưu hai tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng đang ở mực nước chết. Hồ Ka Nak sông Ba Hạ (lưu vực sông Ba) bổ sung nước cho hai tỉnh Bình Định và Phú Yên đang xấp xỉ ở mực nước chết.

Tại hồ chứa Đại Ninh và Hàm Thuận (lưu vực sông Lũy, sông La Ngà) bổ sung nước cho tỉnh Bình Thuận, hiện dung tích hữu ích còn 0,5% và 8,6% DTTK, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 12-23%. “Nhìn chung, một số hồ chứa thủy điện tại miền Trung thường xuyên bổ sung nước cho hạ du đang có mức trữ thấp, không đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp”, ông Tình nói.

Theo Tổng cục Thủy lợi, cùng với cả nước, hiện Phú Yên đang bước  vào đợt nắng nóng cao điểm với nền nhiệt đến 40 độ C. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên, các hồ thuỷ điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ đều giảm thấp xuống mực nước chết. Các hồ thuỷ lợi cũng dưới mực nước thiết kế. Mực nước hồ xuống thấp đã làm giảm khả năng điều tiết phục vụ tưới cho vùng dạ du.

Nỗ lực chống hạn

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNN cho biết, từ đầu tháng 7/2019 đến nay, dù đã được bổ sung mưa nhưng các tỉnh Duyên hải miền Trung lại rơi vào tình trạng mưa ít, nắng nóng tiếp tục xảy ra nên hạn hán đã xuất hiện trở lại,

Hiện sơ bộ các tỉnh Bắc Trung Bộ có 4.450ha đang bị hạn hán, thiếu nước; Cụ thể: Quảng Bình 1.633ha, Quảng Trị 2.800ha,... Theo dự báo nắng nóng vẫn tiếp tục đến hết tháng 7/2019, khả năng có tổng cộng khoảng 16.200ha bị hạn hán, thiếu nước, gồm: Thanh Hóa 2.000ha, Nghệ An 6.000ha, Quảng Bình 3.500ha, Quảng Trị 3.500ha, Thừa Thiên - Huế 1.200ha. 

Ở  Nam Trung Bộ, hiện đang có 13.943ha bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, gồm: Bình Định 4.064ha, Quảng Ngãi 3.008ha, Phú Yên 4.371ha, Quảng Nam 2.500ha (bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn). Ngoài ra, có khoảng 7.894ha diện tích phải điều chỉnh giảm diện tích sản xuất vụ Hè Thu so với kế hoạch do không đủ nước (Bình Thuận 6.000ha, Quảng Ngãi 1.152 ha và Bình Định 772ha). 

Dự báo, tổng diện tích cây trồng có khả năng bị hạn hán, thiếu nước  tưới trong vụ Hè Thu năm nay khoảng 52.800 ha, gồm: Quảng Nam 19.800ha, Quảng Ngãi 13.000ha, Bình Định 12.000ha, Phú Yên 8.000ha, chủ yếu là lúa và cây màu. 

Để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, bảo  đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản gửi các địa phương tăng cường công tác phòng, chống hạn, đồng thời cử đoàn công tác làm việc về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước tại một số địa phương trong khu vực như Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Bình Thuận. 

Hiện, Bộ này đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương đang có hạn hán kéo dài thường xuyên kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể cho từng vùng phục vụ của công trình thủy lợi. 

Theo yêu cầu của Tổng cục Thủy lợi, các địa phương bố trí cơ cấu sản  xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước, tránh việc mở rộng sản xuất vượt quá năng lực thiết kế công trình, không thực hiện gieo trồng vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới hoặc vùng phụ trách tưới của công trình thủy lợi nhưng nguồn nước không bảo đảm phục vụ tưới cho cả vụ sản xuất.

Ngoài ra, cần phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam, các đơn vị quản lý hồ chứa thủy điện xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện hợp lý, bảo đảm ưu tiên nguồn nước cung cấp cho cả vụ Hè Thu và vụ Mùa 2019.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2025, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo điều kiện thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.

Quảng Nam: Yêu cầu xử lý nghiêm hành vi xả thải gây ô nhiễm đầu nguồn sông

Nước sông Quế Phương đổi màu vàng đục ngầu do nạn khai thác vàng trái phép.
(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu phải xử lý nghiêm các hành vi xả thải gây ô nhiễm tại đầu nguồn sông Quế Phương và sông Tiên, nơi đang là “điểm nóng” về môi trường. Công an tỉnh được chỉ đạo vào cuộc, điều tra và truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo đảm tính răn đe và lập lại trật tự khai thác khoáng sản trong khu vực.

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư

Phụ nữ chủ động tham gia bảo tồn chim di cư
(PLVN) - Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Sáng kiến bảo tồn do phụ nữ lãnh đạo để xây dựng hệ sinh thái hài hòa cho loài chim rẽ mỏ thìa và cộng đồng địa phương tại tỉnh Ninh Bình”.