Metro số 1 TP Hồ Chí Minh nguy cơ lại lùi lịch chạy thử

Bên trong nhà ga metro số 1. (Ảnh: Bùi Yên)
Bên trong nhà ga metro số 1. (Ảnh: Bùi Yên)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR) vừa có văn bản báo cáo kết quả, tiến độ giải quyết các công việc của Tổ công tác về giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Theo MAUR, dự án metro số 1 đã hoàn thành hơn 98,24% nhưng vẫn đang gặp một số vướng mắc, khó khăn, nên có thể phải tiếp tục lùi lịch chạy thử.

MAUR nhấn mạnh vướng mắc lớn nhất tại gói thầu CP3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray, bảo dưỡng) của nhà thầu Hitachi. Dù thời gian qua, phía chủ đầu tư đã tích cực đôn đốc tư vấn NJPT và nhà thầu Hitachi, liên danh Sumitomo-Cienco 6 (SCC) phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể của dự án. Tuy nhiên, đến nay, tư vấn NJPT vẫn chưa hoàn thành được kế hoạch đào tạo, gồm chương trình đào tạo và chuyển giao kiến thức...

Cùng với đó, theo các kế hoạch công việc mới nhất, nhà thầu Hitachi lại đẩy lùi các mốc tiến độ về sau, ví dụ mốc tiến hành vận hành khai thác thử (Trial-Run) đã được đẩy lùi về tháng 11, thay vì tháng 10. MAUR cho biết việc này dẫn đến kéo dài hơn nữa tiến độ dự án.

MAUR kiến nghị Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có ý kiến với nhà thầu Hitachi tuân thủ tiến độ mục tiêu của dự án, có tinh thần phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong việc tiến hành các giải pháp hài hòa lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của hai bên.

Bên cạnh đó, vai trò và năng lực của tư vấn chung NJPT cần phải được phát huy hơn nữa. Hiện nay MAUR cho rằng nhận thấy NJPT chưa có các biện pháp, giải pháp thúc đẩy tiến độ của dự án về cả mặt kỹ thuật, thương mại, hợp đồng…

Metro số 1 đang bước vào giai đoạn nước rút nhưng vấp phải loạt vướng mắc liên quan cách diễn giải về hợp đồng, sự phối hợp giữa liên danh NJPT (tư vấn chung) và các nhà thầu Nhật Bản dẫn đến làm chậm một số công việc.

Vướng mắc lớn nhất tại gói thầu CP3 do nhà thầu Hitachi thực hiện. Nhà thầu Nhật Bản thời gian qua đã đơn phương yêu cầu chủ đầu tư bồi thường các chi phí phát sinh cho việc gia hạn thời gian hoàn thành với tổng chi phí khoảng 23,721 tỷ Yên (tương đương gần 4.000 tỷ VNĐ).

Để đẩy nhanh công tác đào tạo (cũng như đẩy nhanh tiến độ dự án), theo ý kiến của Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất với Đại sứ Nhật Bản, các bên cần sớm xác lập Ban xử lý tranh chấp (DAB), sau đó nhà thầu Hitachi sẽ có các biện pháp thúc đẩy tiến độ công việc.

Sau khi rà soát, MAUR nhận thấy việc thành lập DAB cần phải có một khoảng thời gian nhất định. Do đó, MAUR đề nghị giải pháp tiến hành trao lệnh phát sinh tạm (căn cứ trên giá trị đề xuất của nhà thầu để thanh toán 70%) để nhà thầu có nguồn kinh phí thực hiện ngay các nội dung công việc thúc đẩy dự án. Phần còn lại và giá trị sau cùng sẽ phụ thuộc vào phán quyết của DAB hoặc Trọng tài thương mại (nếu nhà thầu không đúng thì trả lại chi phí lệnh phát sinh này).

Phía nhà thầu Hitachi cho biết họ đồng thuận về nguyên tắc, tuy nhiên yêu cầu thanh toán 100% tạm giá trị phát sinh như họ đề xuất thì mới thực hiện công việc.

Theo MAUR, việc thanh toán 100% giá trị phát sinh cho nhà thầu trong khi các nội dung vẫn được xem như là "tranh chấp" hoặc "khác biệt về cách hiểu" là không phù hợp. Việc thanh toán 70% phù hợp quy định hợp đồng, cũng như bảo đảm quyền lợi của nhà thầu và quyền lợi của chủ đầu tư đối với việc hậu kiểm, kiểm toán dự án về sau. Do đó, MAUR kiến nghị Đại sứ quán Nhật Bản có ý kiến đề nghị nhà thầu Hitachi chấp thuận đề xuất để thúc đẩy công việc.

Ngoài nội dung trên, MAUR cho biết hiện nay chi phí cho công tác bảo trì, bảo dưỡng dự án metro số 1 vẫn chưa được các bên thống nhất...

Đọc thêm

Bình Định xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dọc tuyến Quốc lộ

Bình Định xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dọc tuyến Quốc lộ
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định mới ban hành văn bản về việc xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến Quốc lộ đoạn qua địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các đơn vị, địa phương cần lên kế hoạch tổ chức cưỡng chế và xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường gây ùn tắc cũng như mất trật tự an toàn giao thông dọc các tuyến đường này.

Nâng cấp hạ tầng phải đi với nâng cao ý thức

Nhiều bạn trẻ dừng xe giữa đường, tạo dáng chụp ảnh trước camera giám sát. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Hàng loạt dự án giao thông thông minh được triển khai, thực hiện thời gian qua là cột mốc quan trọng đối với hệ thống giao thông tại Hà Nội, tuy nhiên các dự án này có đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào ý thức người dân.

Yêu cầu các đơn vị ngành giao thông sẵn sàng ứng phó với bão số 3

Yêu cầu các đơn vị ngành giao thông sẵn sàng ứng phó với bão số 3
(PLVN) - Cục Đường bộ Việt Nam cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan kiểm tra, gia cố các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở. Chuẩn bị vật tư, thiết bị và nhân lực sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra công tác chuẩn bị phòng tránh bão tại các bến phà, khu vực đường xung yếu, các cầu yếu… để kịp thời có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.

Ô tô tông liên tiếp 4 xe máy

Ô tô tông liên tiếp 4 xe máy
(PLVN) - Ngày 3/9, lãnh đạo Công an huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường tỉnh 768 giữa một xe ô tô con và 4 xe máy.

Thông xe cầu Bạch Đằng 2, khát vọng nối đôi bờ sông Đồng Nai thành hiện thực

Thông xe cầu Bạch Đằng 2, khát vọng nối đôi bờ sông Đồng Nai thành hiện thực
(PLVN) -  Dự án cầu Bạch Đằng 2 là cây cầu vượt sông Đồng Nai, có ý nghĩa chiến lược, nối đôi bờ cách trở giữa 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Cầu Bạch Đằng 2 được khởi công cuối năm 2021 sau nhiều nỗ lực của các đơn vị thi công, đến ngày 2/9 cầu chính thức được thông xe, xoá tan mọi cách trở liên vùng của 2 tỉnh động lực phía Nam.