“Méo mặt” vì mỹ phẩm tự chế

Son handmade mọc nấm gây sợ hãi cho nhiều chị em phụ nữ và những cây son tự chế biến, không nhãn mác và chứng nhận được bán công khai, phổ biến.
Son handmade mọc nấm gây sợ hãi cho nhiều chị em phụ nữ và những cây son tự chế biến, không nhãn mác và chứng nhận được bán công khai, phổ biến.
(PLO) - Ngoài mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm giả, giờ đây nhiều chị em phụ nữ đứng trước một nguy cơ tổn hại sức khoẻ đến từ các loại sản phẩm làm đẹp “handmade” – tự chế biến, mặc dù dòng sản phẩm này được những người bán quảng cáo rầm rộ về hiệu quả và ưu thế giá rẻ.

Tin nhau nên tin cả chất lượng

Phổ biến nhất hiện nay trong dòng mỹ phẩm handmade là các loại son, từ son dưỡng đến son màu.Thực chất, cách làm son dưỡng tại nhà trước đây đã được chia sẻ rất rộng rãi trên mạng để chị em tự làm và sử dụng với nguyên liệu đơn giản. Tuy nhiên, công thức là một chuyện, còn để làm ra sản phẩm một cách hoàn chỉnh thì không dễ dàng. 

Để phục vụ nhu cầu sử dụng son dưỡng handmade, hiện không ít cá nhân cũng như shop mỹ phẩm rao bán dòng son này. Son handmade bán trên thị trường thường có màu trong và nhạt hơn so với mỹ phẩm chính thống nhưng vẫn có các dòng màu, các loại mùi khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn.

Theo quảng cáo của nhiều người bán, son thường được chế tạo từ sáp ong, dầu dưỡng, dầu bơ và các thành phần thảo dược khác trong thiên nhiên, các loại tinh dầu và vitamin… nên rất tốt cho môi, không kích ứng và không hề gây hại cho cơ thể. Một ưu điểm khác của dòng son này là giá thành rẻ, chỉ bằng nửa hoặc 1/3 so với giá mỹ phẩm của các hãng bán trên thị trường.

Không chỉ là sản phẩm dành cho người lớn, đánh vào tâm lý nhiều bà mẹ có con nhỏ, muốn làm đẹp cho con trong các dịp lễ tết, tiệc tùng… nhưng sợ các loại son môi người lớn có chì và các hoá chất khác gây hại cho trẻ, nhiều người kinh doanh mỹ phẩm cũng cung cấp luôn dòng son handmade cho các bé. Son cho bé có màu nhẹ, mùi như kẹo ngọt, được cho biết chứa những thành phần đơn giản như sáp ong, dầu dừa, dầu ô liu và tinh chất trái cây…

Ngoài ra còn có các sản phẩm mỹ phẩm handmade khác như tinh dầu nước hoa, xịt khoáng, tẩy tế bào chết… tuy bán chậm nhưng cũng được giới thiệu tuyệt đối an toàn với các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. 

Tuy nhiên, tất cả những thông số trên chỉ được cung cấp một chiều từ phía người bán, còn thành phần cấu tạo thực sự của mỗi sản phẩm mỹ phẩm handmade như thế thì không một ai dám chắc chắn. Bởi, do là sản phẩm tự chế biến nên cả người bán và người mua đều mặc định không cần đăng kí độc quyền cũng như các chứng nhận về an toàn khác.

Mỹ phẩm handmade vẫn chứa hoá chất

Có mặt tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, chị Nguyễn Thị Thuý Lan (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, chị bị mụn rộp nổi khắp mặt suốt 1 tháng nay, đi các thẩm mỹ viện, dùng các loại thuốc bôi mặt mà không khỏi.

Tại Bệnh viện Da diễu, bác sĩ cho biết chị bị dị ứng với hoá chất trên da. Nguyên nhân là trước đó, chị Lan có mua xịt khoáng tinh dầu do một shop mỹ phẩm bán qua mạng. Shop này quảng cáo dòng xịt khoáng này được làm từ nước suối khoáng tinh khiết, kết hợp tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng sát khuẩn da nên chị mua về sử dụng, được 2 tuần thì da bắt đầu ngứa và nổi mẩn, ngày càng nhiều. Chị có liên hệ với shop mỹ phẩm nói trên nhưng shop này phủ nhận trách nhiệm. 

Tương tự, trước Tết Nguyên đán, một khách hàng sử dụng son handmade đã đăng trên mạng xã hội một bức ảnh khiến nhiều người phải giật mình: mới sử dụng son nhưng nổi chi chít những mảng nấm trắng. Nhiều người đoán, có thể là do nhiệt độ cao khiến sáp lỏng chảy hoặc dòng son này thường có hạn sử dụng rất ngắn, dễ bị hỏng.

Son handmade
Son handmade

Chị Nguyễn M.T., một người chuyên bán mỹ phẩm online, nay đã chuyển sang kinh doanh sản phẩm thời trang tiết lộ, thực ra nói mỹ phẩm handmade không có hoá chất, chỉ toàn từ thảo dược thiên nhiên là không đúng.

Hầu hết các loại son, phấn handmade hoặc chính hãng nào cũng cần đến một loại hoá chất có tên Triethanolamine  - hoá chất trợ nghiền. Hoá chất này sẽ giúp cho các thành phần nước và dầu hoà tan để trộn với nhau. Hiện nay trong công nghệ hoá mỹ phẩm, hoá chất này được cấp phép sử dụng phổ biến, tuy nhiên theo quy định, hoá chất này chiếm dưới 5% thì mới an toàn cho da.

Với các sản phẩm mỹ phẩm có đăng kí chỉ tiêu chất lượng thì còn có thể đảm bảo tỉ lệ này đúng quy định, nhưng với son handmade, ai sẽ đảm bảo Triethanolamine được trộn với tỉ lệ dưới 5%? Phải chăng đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều kích ứng, tác hại đã được người tiêu dùng phản ánh thời gian qua?

Năm 2015, trước tình hình kinh doanh hoá mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tràn lan, Bộ Y tế đã có đợt đẩy mạnh siết chặt quản lý chất lượng mỹ phẩm, phạt mạnh tay đối với mỹ phẩm không nhãn mác, không phiếu công bố… Nhờ đó, tình hình kinh doanh mỹ phẩm “tự làm” có chút lắng xuống. Tuy nhiên, đến thời điểm cận và sau Tết thị trường này lại bùng lên, đặc biệt là trên “mảnh đất” kinh doanh qua mạng màu mỡ, khó quản lý.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.