Mẹo đi du lịch không cần thạo tiếng địa phương

Mẹo đi du lịch không cần thạo tiếng địa phương
Học những câu đơn giản, tích cực trò chuyện với người dân địa phương... là những cách hữu hiệu nhất để bạn có một cuộc hành trình suôn sẻ.
Cơ quan du lịch Mỹ ước tính trong năm 2013 có hơn 29 triệu người nước này đi du lịch nước ngoài, phần lớn số đó đến những nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thống. Tuy vậy, nhiều du khách cho biết họ vẫn "sống khỏe" tại các nước mà thậm chí họ không biết tiếng địa phương.
Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ mà bạn có thể áp dụng từ khách du lịch Mỹ.
Biết rõ về nơi mình sẽ đến
Điều quan trọng nhất là bạn cần biết nơi bạn sẽ đến nói... tiếng gì: Anh, Pháp, Tây Ban Nha hay thổ ngữ. Tiếp đó, thay vì chú tâm vào việc học quy tắc ngữ pháp của thứ tiếng mới đó, bạn nên tham gia vào một lớp học ngoại ngữ cấp tốc để nói được những từ đơn giản như "Xin chào", "Tạm biệt", "Cám ơn", "Xin lỗi", "Vui lòng", "Xin nói chậm thôi" và "Bao nhiêu tiền"... Những từ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong khi trao đổi với người bản địa. Ngoài ra câu "Bạn có biết nói tiếng Anh không" nói bằng tiếng địa phương cũng giúp ích bạn khá nhiều.
Để bảo đảm an toàn cho bản thân, bạn có thể học thêm một số từ như "giúp đỡ", "báo cảnh sát", "khẩn cấp"...
Theo bản báo cáo năm 2014 của trang web uy tín chuyên về du lịch của Mỹ Priceline, 53% khách du lịch đã học những từ đơn giản bằng tiếng bản địa để có thể giao tiếp tốt hơn với người địa phương.
Sử dụng điện thoại thông minh
Hơn 60% khách du lịch đã sử dụng điện thoại để tìm kiếm các nhà hàng, khách sạn địa phương và 30% sử dụng để làm công cụ dịch sang tiếng bản địa, theo báo cáo từ Priceline. Một trong những công cụ dịch tự động được nhiều người dùng nhất hiện nay là Google Translate. Tuy vậy, để có thể sử dụng các tiện ích này, bạn phải chắc chắn máy điện thoại của mình được kết nối internet.
Tích cực tương tác với người bản xứ
Có 69% dân địa phương hào hứng giúp đỡ, chỉ đường cho du khách. Chớ ngại ngần giao tiếp với họ vì tự ti không phát âm chuẩn. Người bản địa không hề phiền lòng vì điều này, và đôi khi họ còn thích thú vì ghi nhận sự nỗ lực trong giao tiếp của bạn, dù bạn nói sai.
Ghi lại những thông tin quan trọng như địa chỉ khách sạn, số điện thoại cần thiết bằng ngôn ngữ địa phương... cũng là cách để người bản địa có thể giúp đỡ khi bạn cần. Ngoài ra bạn có thể sử dụng cử chỉ tay và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Tuy nhiên, hãy nhớ nghiên cứu kỹ các cử chỉ tay không nên dùng tại quốc gia bạn đến thăm để tránh gặp phiền toái.
Trang bị ít nhất một ngoại ngữ
Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ được nhiều người nói nhất thế giới, nhưng tiếng Anh mới là thứ ngôn ngữ bạn có thể giao tiếp được ở nhiều nơi nhất. Vì vậy, hãy trang bị cho mình vốn tiếng Anh đầy đủ để trong trường hợp không nói được tiếng bản địa, bạn vẫn có thể tìm sự giúp đỡ từ những người bản địa nói được tiếng Anh.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.