TS. Marie - Eve Hoffet Gachelin (Chủ tịch hội tâm lý Pháp - Việt) cho rằng những ông bố bà mẹ Việt Nam có sự khác biệt trong cách dạy dỗ con cái là luôn ép buộc con cái của mình. Điều đó dẫn đến sự phát triển không toàn diện của trẻ, bà khuyên rằng những ông bố bà mẹ Việt Nam nên cho con mình sự tự do để tư duy và sự sáng tạo phát triển.
Sự khác biệt giữa mẹ Việt Nam và mẹ Pháp
Giới chuyên gia nghiên cứu là TS. Marie đã dùng phương pháp quan sát để theo dõi hành vi của hai gia đình thuộc hai đất nước là Việt Nam và Pháp. Họ chọn gia đình bình thường để điều tra, nghiên cứu. Sau 1 năm quan sát nghiên cứu ở Việt Nam và 3 tháng nghiên cứu tại Pháp về sự phát triển của trẻ trong hai nền giáo dục gia đình khác nhau kéo theo sự phát triển của hai đứa trẻ cũng khác nhau.
Tại Việt Nam họ kết luận rằng, sau khi trẻ được sinh ra thì người mẹ không phải là người bế con đầu tiên mà cả gia đình đều đến bế, hoặc là chọn một người tốt via nhất để giao cho trọng trách bế đứa bé. Sau khi sinh ra đứa bé được đưa về nhà ở chung với người mẹ trong phòng, còn người bố thì phải ra khỏi phòng đến một nơi nào đó để ngủ. Bà ngoại thay thế chỗ người chồng để bế và chăm ẵm cháu.
TS. Marie - Eve Hoffet Gachelin (Chủ tịch hội tâm lý Pháp - Việt) bên phải trong một lần chia sẻ về nghiên cứu của mình.. |
Với đứa trẻ Việt Nam thì được ngủ với bố mẹ cho tới khi nó lớn đến tầm 5, 6 tuổi mới được ngủ riêng. Và nó luôn được sống cuộc sống dựa dẫm vào bố mẹ, luôn được che chở từ phía gia đình. Điều đó khiến trẻ em Việt Nam ít khóc và rất gắn bó với những người thân trong gia đình.
Với nước Pháp thì hoàn toàn khác. Đứa trẻ sau khi sinh thì chủ yếu là cho nó nằm tách riêng bố mẹ, hoặc thậm chí cho nó hẳn một phòng riêng. Điều đó làm cho trẻ em ở nước Pháp nó luôn sợ hãi, hay khóc và luôn phải thích nghi với những đồ vật xung quanh, thích nghi với môi trường và thời tiết.
Người mẹ ở Pháp cũng khác người mẹ ở Việt Nam. Người mẹ Việt Nam luôn nhận biết dấu hiệu của con cái để đáp ứng nhu cầu của con cái. Ví dụ như khi nó muốn tè thì người mẹ Việt Nam thường "xì xì" cho con của mình tè, nhưng đối với người mẹ ở Pháp thì không như vậy, họ để hoàn toàn những việc làm đó cho cô giáo ở lớp, bảo mẫu. Trẻ em ở Pháp thường phải dùng bỉm đến 5, 6 tuổi.
Bố mẹ Việt Nam nên cho con mình sự tự do
Trẻ em Việt Nam thì luôn bị bố mẹ ép buộc, cụ thể như về mặt dinh dưỡng, để một đứa bé ăn hết bát cơm, người mẹ, người bố, người bà,... Phải làm đủ mọi cách để cho trẻ ăn. Vì chính điều đó lại làm cho trẻ càng biếng ăn và trẻ ỉ lại, không có tính tự lập sáng tạo cao. Dẫn đến sự ảnh hưởng việc sau này trẻ tới trường và trẻ cũng sẽ ỉ lại, kiến thức thì cứ liên tục nhồi nhét trẻ, còn trẻ thì lại đẩy ra như chính bữa cơm.
Còn đối với nước Pháp thì hoàn toàn khác. Một đứa trẻ nó được tách biệt ngay từ khi sinh nên nó có tính tự lập rất cao. Bố mẹ người Pháp luôn cho con ăn những gì con thích ngay từ nhỏ, việc họ cho con bú rất hạn hữu, chỉ những lúc cần thiết. Họ cho con hộ ăn những thứ mà nó thích để nó nhận biết được mùi vị, và điều đó thì giới chuyên gia chưa thấy trường hợp nào mà bố mẹ cho ăn ở chế độ đó mà trẻ bị suy dinh dưỡng.
Trẻ con phải được ăn những nó thích, cần có sự tự do để tư duy sáng tạo phát triển. |
Theo TS. Marie thì ở hai mô hình giáo dục gia đình này, nó lại ở hai nền văn hóa và lãnh thổ khác nhau. Với mỗi nước thì có mỗi một ưu điểm riêng. "Nhưng người mẹ Việt Nam hay cũng như người bố nên cho con mình ăn những thứ mà nó thích, nên cho con mình sự tự do, để sự sáng tạo trong tư duy của nó phát triển. Và hãy luôn chia sẻ với con mình như người cũng ngang vai vế với mình, thì mình mới hiểu hết được tâm tư và nguyện vọng của nó" TS. Marie chia sẻ.
Vũ Minh