Mẹ quyết đẻ mổ tránh tháng cô hồn khiến con mang bệnh

Chị Phương 34 tuổi ở Hà Nội mang thai 35 tuần, xem bói "thầy" khuyên đẻ ngay trước tháng 7 âm lịch mới tốt cho vận mệnh em bé.  

Sợ sinh nở vào tháng cô hồn sẽ không tốt, chị Phương yêu cầu bác sĩ phải mổ đẻ cho mình dù sớm 5 tuần so với ngày dự sinh. Sợ bé sinh non sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bác sĩ thuyết phục người mẹ chờ con đủ ngày đủ tháng mới mổ. Tuy nhiên thai phụ một mực từ chối, đề nghị mổ ngay. Kết quả em bé chào đời bị suy hô hấp phải đưa vào phòng hồi sức tích cực. 

Mới đây bé được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do sinh non. Quá trình điều trị cho bé được bác sĩ tiên lượng là phải lâu dài, nhiều khó khăn.  

Trẻ suy hô hấp trongphòng hồi sức tích cực. Ảnh: Khánh Chi

Chăm sóc trẻ bị suy hô hấp trong phòng hồi sức tích cực. Ảnh:K.C.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hà ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, quá trình phát triển của thai nhi thường tập trung vào những tuần cuối cùng của thai kỳ. Ở tuần thai thứ 35, não của bé vẫn chưa hoàn thiện. Các cơ quan quan trọng như phổi, gan và nội tạng khác cũng đều phát triển mạnh trong những tuần thai cuối cùng. Do đó can thiệp thai kỳ sớm chắc chắn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai.

Với trẻ sinh non, bác sĩ có thể dùng thuốc giúp phổi trưởng thành sớm hơn tuổi. Tuy nhiên thuốc có nguy cơ gây biến chứng cho trẻ như suy chức năng hô hấp, tuần hoàn, ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

“Sinh sớm dù chỉ vài tuần theo cách không tự nhiên, trẻ còn có nguy cơ bị ngạt sau sinh, ảnh hưởng đến não bộ”, bác sĩ Hà cho biết.

Bà bầu sinh mổ hoặc yêu cầu được sinh mổ chọn ngày giờ đẹp ở các bệnh viện hiện nay khá phổ biến. Bình thường em bé ra đời trong khoảng 38-42 tuần thai, nếu sinh muộn hơn thì gọi là thai già tháng. Trường hợp sinh già tháng, quá trình trao đổi chất của mẹ và con giảm, đến mức độ nào đó có thể gây ngừng tuần hoàn dẫn đến thai chết lưu.

Bác sĩ Hà cho biết, nguy hiểm hơn, sản phụ dễ gặp tai biến khi gây mê sinh mổ. Mổ đẻ không đúng quy trình có thể dẫn đến biến chứng cho người mẹ ở lần mang thai sau, nhất là nguy cơ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung, nhau thai bám vào vết mổ cũ...

"Có những ca đẻ gia đình yêu cầu chọn giờ 1-3h hoặc 3-5h sáng, lúc đó bác sĩ đang ngái ngủ ảnh hưởng lớn đến quá trình đỡ đẻ", bác sĩ cho biết.

Bác sĩ khuyên, về mặt tâm lý cần tôn trọng ý kiến của gia đình về việc chọn giờ, chọn ngày mổ đẻ. Tuy nhiên, gia đình và thai phụ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị, theo dõi thai và mổ bắt con cho mình, hạn chế nguy cơ tai biến cả mẹ lẫn con. “Tuy nhiên, đẻ thường vẫn là tốt nhất cho hai mẹ con”, bác sĩ khuyến cáo.

Đẻ mổ là giải pháp được chọn khi sản phụ sinh khó, không đẻ được. Một số bà mẹ có bệnh lý nên đến thời điểm nào đó trong thai kỳ bác sĩ sẽ chỉ định buộc phải can thiệp để mổ lấy em bé ra. Trường hợp bình thường, theo bác sĩ, chọn ngày giờ sinh đẹp chỉ áp dụng khi em bé đã đủ ngày đủ tháng trong bụng mẹ. 

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.