“Mê cung” ở “con đường đắt nhất hành tinh”

Ngã tư thứ nhất tại nút giao thông Xã Đàn – Ô Chợ Dừa  (Xã Đàn – Nguyễn Lương Bằng – Hoàng Cầu –  hướng đi Tôn Đức Thắng)
Ngã tư thứ nhất tại nút giao thông Xã Đàn – Ô Chợ Dừa (Xã Đàn – Nguyễn Lương Bằng – Hoàng Cầu – hướng đi Tôn Đức Thắng)
(PLO) - “Con đường đắt nhất hành tinh” từ khi được thông xe đã thực hiện tốt phần chức năng làm thông thoáng đường, giảm lưu lượng giao thông đáng kể cho phố Đê La Thành chật hẹp. Tuy nhiên, con đường này cũng mang lại không ít rắc rối cho những người di chuyển trên nút giao thông có nhiều ngã rẽ nhất Hà Nội.
Mở thêm đường, dân thêm rắc rối?
Sau khi đường nối Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa thông xe, nút giao này đã trở nên phức tạp hơn cho người tham gia giao thông. Tính cả những con phố nhỏ ở nút giao, dễ dàng người đi đường có thể đếm được 7 ngã rẽ ở nút giao này: La Thành, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Hoàng Cầu- Ô Chợ Dừa, Đông Các. Nhiều người dân chưa quen đường, khi đi qua nút giao Xã Đàn sẽ thấy như lạc vào mê cung. 
Nút giao Xã Đàn - Ô Chợ Dừa có đặc thù khác với khái niệm ngã bảy thông thường. Nút giao này là tổ hợp của hai ngã tư nối liền tạo nên nhiều hướng đi đan chéo, dễ xảy ra xung đột giữa các luồng giao thông. Theo ý kiến của một số người, tuyến đường La Thành - Nguyễn Lương Bằng - Ô chợ Dừa là “nút giao cùng mức”, là nút giao phổ biến ở Thủ đô, các nút giao này có năng lực thông hành thấp, nhiều nút giao chưa có pha đèn để tách riêng dòng xe rẽ trái, chưa có đủ làn chờ. 
Ngã tư thứ hai tại nút giao thông Xã Đàn – Ô Chợ Dừa (Tôn Đức Thắng – Khâm Thiên – La Thành – hướng đi Nguyễn Lương Bằng/Tây Sơn).
Ngã tư thứ hai tại nút giao thông Xã Đàn – Ô Chợ Dừa
(Tôn Đức Thắng – Khâm Thiên – La Thành – hướng đi
Nguyễn Lương Bằng/Tây Sơn). 
Nhiều người dân sống xung quanh nút giao này đều có chung ý kiến rằng, từ khi có đường nối Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa, họ di chuyển dễ dàng hơn nhưng luôn cảm thấy chóng mặt vì quá nhiều luồng giao thông. “Ngày nào cũng chạy xe qua đây mà có đôi lúc tôi còn đè vạch sơn, vượt đèn đỏ do không kịp quan sát” - anh Nguyễn Văn Thông, chạy xe ôm trên phố Nguyễn Lương Bằng chia sẻ. 
Chị Phạm Thị Lan, người dân sống tại đường La Thành cũng cho biết: “Từ khi có đường nối Hoàng Cầu này, dân chúng tôi sống ở đây mà vẫn băn khoăn vì không biết đường nào được đi, đường nào cấm, biển báo loạn lên khiến chúng tôi phạm luật mà không hay biết”.
Nhiều người dân sinh sống ở phố Khâm Thiên thì thẳng thắn bày tỏ, từ ngày có thêm ngã tư Xã Đàn- Hoàng Cầu, việc lưu thông đi lại đến Khâm Thiên khó khăn hơn nhiều. Chị Trịnh Thu Hồng (ngụ ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên) cho biết: “Tôi đi làm ở phố Đê La Thành, mỗi lần đi thì đơn giản, cứ thẳng từ Khâm Thiên sang Đê La Thành, nhưng khi về lại vô cùng rắc rối. Bởi nếu chưa có ngã tư Xã Đàn – Hoàng Cầu thì tôi cứ đường cũ để về, giờ mọc thêm cái ngã tư sát sạt bên cạnh, tôi buộc phải đi rất vòng vèo mới về được đến Khâm Thiên”. 
Theo quan sát của chúng tôi, những người từ Đê La Thành về hướng Khâm Thiên phải vòng xuống đường Xã Đàn kéo dài, vượt qua đèn đỏ về phía Xã Đàn rồi mới vòng rẽ trái và đi về Khâm Thiên. Nhưng đa phần người dân không đi theo hướng buộc phải đi này mà toàn đi tắt, bất chấp biển báo, cố tình rẽ trái để rút ngắn thời gian cũng như cung đường đi. 
Lối rẽ phải đang hoàn thiện từ đường La Thành xuống Hoàng Cầu, người tham gia giao thông ngang nhiên đi ngược chiều dù đã có biển cấm
Lối rẽ phải đang hoàn thiện từ đường La Thành xuống Hoàng Cầu,
người tham gia giao thông ngang nhiên đi ngược chiều
dù đã có biển cấm
Rất dễ xảy ra ùn tắc 
Đại diện Đội Cảnh sát giao thông  chốt tại khu vực này bày tỏ: “Rõ ràng nhiều người bất chấp biển chỉ dẫn, đi sai luật nhưng bây giờ anh em cảnh sát chỉ nhắc nhở mọi người lưu thông theo đúng biển chỉ dẫn, chưa phạt bất kỳ một trường hợp đi tắt nào”. 
Bác Nguyễn Văn Khoa (chạy xe ôm trên phố Nguyễn Lương Bằng) chia sẻ: “Công nhận, đường mở rộng, nhân dân đi lại thuận lợi hơn nhưng lưu thông qua nút giao thông này phức tạp thật, cũng chỉ vì chưa có đèn 4 pha để phân luồng, chỉ dẫn các làn đường nên gây khó khăn cho người di chuyển”. 
Rồi bác Khoa ví dụ, nếu đi từ phố Xã Đàn thì không được rẽ trái ra đường Nguyễn Lương Bằng (về hướng gò Đống Đa, Tây Sơn). Các phương tiện có nhu cầu rẽ trái đi về hướng gò Đống Đa, Tây Sơn phải, đi thẳng qua ngã tư, quay đầu tại điểm mở dải phân cách giữa để rẽ phải đi thẳng về hướng gò Đống Đa, Tây Sơn. Nếu đi từ Hoàng Cầu, các phương tiện sẽ không được rẽ trái để đi về phố Tôn Đức Thắng. Các phương tiện có nhu cầu rẽ trái đi về hướng phố Tôn Đức Thắng phải đi thẳng qua nút, quay đầu tại điểm mở dải phân cách giữa phố Xã Đàn để rẽ phải rồi đi thẳng về hướng phố Tôn Đức Thắng. 
Thượng úy Nguyễn Cao Thắng, cán bộ Đội CSGT số 3- Công an  TP.Hà Nội khẳng định: “Khi vào đường có nhiều ngã rẽ như thế này rất khó để kiểm soát chặt chẽ các luồng giao thông. Ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém, lại thêm việc hệ thống biển báo và đèn tín hiệu dù tương đối chặt chẽ nhưng chưa báo được hết các ngã rẽ nên tạo ra nhiều hướng đi, tạo ra các luồng xung đột với nhau. Nhất là vào giờ cao điểm, lưu lượng giao thông tăng đột biến, nhiều luồng giao thông đan chéo nhau, chỉ vài người dân không nghe hiệu lệnh là rất có thể xảy ra ùn ứ cục bộ, nhưng ít khi tắc đường”.
Với các vi phạm tại nút giao thông Xã Đàn – Ô Chợ Dừa, cảnh sát mới chỉ nhắc nhở là chính
Với các vi phạm tại nút giao thông Xã Đàn – Ô Chợ Dừa,
cảnh sát mới chỉ nhắc nhở là chính
Khi được hỏi nút giao thông Ô Chợ Dừa nối Hoàng Cầu có làm tăng vi phạm luật giao thông vì có quá nhiều làn đường đan xen với nhau không, Thượng úy Thắng vui vẻ chia sẻ: “Tôi nhận thấy vi phạm tại nút giao này không tăng, vì khi đường mới mở ra, lưu lượng xe thoát ra nhiều hơn, người dân di chuyển thuận tiện hơn. Nhưng nhiều khi người đi đường khó phán đoán để di chuyển, do biển báo đặt ở vị trí khá khó nhìn. Ở một ngã tư to như thế này, đặt biển báo ở vị trí nào để thuận tiện cho người dân quan sát quả thật khá khó”.
Được biết, chốt CSGT ở nút giao Xã Đàn – Ô Chợ Dừa luôn được tăng cường thêm 2 đồng chí cảnh sát túc trực vào giờ cao điểm (đưa số lượng CSGT lên thành 4 người) nên việc phân luồng, giải tỏa các điểm ùn ứ ngay khi mới phát sinh rất kịp thời “. Anh em luôn quan sát, giải quyết xung đột ngay từ đầu nên chuyện tắc đường gần như không bao giờ xảy ra” - thượng úy Thắng khẳng định. 
Được biết, dự án xây cầu vượt ở nút giao thông ngã bảy Xã Đàn đã được phê duyệt, chỉ chờ thời điểm để bấm nút, khởi động dự án. Có thể khi một chiếc cầu vượt được hình thành, sự rắc rối, khó khăn cho người tham gia  giao thông ở nút giao này sẽ giảm đáng kể.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.