Mẹ cha sơ ý - con đau đớn đời

 Những người bị bỏng đã từng tâm sự phải rất lâu nỗi ám ảnh vì cơn đau rát, sợ hãi mới rồi bỏ khỏi tâm trí họ. Người lớn còn thế thì những đứa trẻ đang nằm điều trị tại Khoa chữa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia còn đáng thương hơn rất nhiều. Bỗng dưng tôi ước mình chưa từng đặt chân đến đấy, chưa từng chứng kiến những giọt nước mắt của các em...

Những người bị bỏng đã từng tâm sự phải rất lâu nỗi ám ảnh vì cơn đau rát, sợ hãi mới rồi bỏ khỏi tâm trí họ. Người lớn còn thế thì những đứa trẻ đang nằm điều trị tại Khoa chữa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia còn đáng thương hơn rất nhiều. Bỗng dưng tôi ước mình chưa từng đặt chân đến đấy, chưa từng chứng kiến những giọt nước mắt của các em...

Âu lo bên con
Âu lo bên con

Lần này là lỗi của em

Trung bình một năm, Viện Bỏng Quốc Gia tiếp nhận từ 1200 đến 1500 ca bỏng ở trẻ em. Tính ra, trung bình một ngày Viện bỏng tiếp nhận tới vài chục cháu chẳng may bị bỏng phải vào nằm viện điều trị và chữa bỏng.Tầng 4 của Viện bỏng là nơi các cháu bé đủ mọi lứa tuổi đang nằm điều trị dài ngày. Đa số các bệnh nhân nhí ở đây có độ tuổi dưới 6 tuổi, độ tuổi hiếu động, mới chập chững biết đi và đang rất tò mò khám phá thế giới xung quanh mình. Đây có thể coi là nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc các bé bị bỏng nhưng trên hết vẫn là sự chăm sóc không cẩn thận, không chu đáo của người lớn, đặc biệt là những người trông coi trực tiếp các bé.

Chị Hoàng Thị L. (trú tại Thái Bình) trong một lần đưa bé Trần Thu Trang đi ăn phở. Trong lúc bà chủ quán bưng bát phở ra và mẹ bé quay đi, cháu với tay vào bát phở khiến bà chủ quán trở tay không kịp. Hậu quả là nguyên cả bát phở đổ vào hai tay cháu dẫn đến cháu bị bỏng cả hai bàn tay. Sơ cứu tại bệnh viện tuyến dưới được một vài ngày, cháu được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia và đã dần hồi phục. Chị L. nhớ lại: “Cháu hiếu động đã đành nhưng mình sơ ý quá. Lúc con khóc vì đau, bố mẹ lại càng xót xa hơn. Có đêm cháu không ngủ được khiến em chỉ biết ôm con vào lòng mà trách mình giá như cẩn thận hơn”.

Nằm tại phòng điều trị 415, trường hợp thương tâm nhất phải kể đến em Lý Văn Tâm (14 tuổi, trú tại Bảo Hà, Lào Cai) bị bỏng điện cao thế, một trong những loại bỏng nặng nhất, di chứng nặng nề nhất. Do vào công trường thăm anh trai mình, Tâm sơ ý dẫm phải một thanh sắt dính điện nên em bị điện giật. Dù thoát khỏi tay tử thần nhưng di chứng để lại rất... đắng lòng. Một bên tay phải của em đã phải cưa cụt, trong khi đó hai chân của em bị tổn thương nặng, phải nằm điều trị dài ngày. Hỏi ra mới hay, các công nhân hàn xì trong công trường lúc nghỉ ngơi đã không ngắt nguồn điện nên dẫn đến việc thanh sắt bị nhiễm điện và gây giật cho cậu bé này.

Nằm trong cùng của phòng 415, bé Trần Thanh Huyền (13 tháng tuổi) cứ nhìn thấy bóng áo trắng của các y tá hay bác sĩ là khóc thét lên. Mẹ cháu là chị Lưu Thị Thảo (trú tại An Khánh, Đại Từ, Thái Nguyên) bộc bạch: “Cháu mới thay băng, do sợ tiêm nên cứ nhìn thấy các bác sĩ là cháu sợ đau, lại khóc lên khiến em và bà nội phải dỗ dành một lúc lâu cháu mới nín”. Chị cũng kể câu chuyện xót xa dẫn đến việc cháu bị bỏng: “Cháu Huyền mới biết bò nên khá hiếu động. Em mới rót xong phích nước và cũng đã để vào góc nhà nhưng tiếc thay đậy lại chưa chặt. Lúc nghe tiếng con khóc ré lên thì chạy lên đã thấy cháu đang chới với trong vũng nước nóng. Cháu bò và với phích nước bị đổ”.

Tương tự như bé Huyền, bé Thảo Vy (5 tuổi, quê Hải Phòng) được mẹ cho đi ăn lẩu cùng bạn bè. Trong lúc mẹ bé đang loay hoay sắp đồ thì cháu thò tay vào nồi lẩu và bị bỏng hơi. Kết quả là hơn 10 ngày điều trị tại Viện Bỏng nhưng hai tay cháu vẫn băng kín và chưa thể cầm nắm được. Nhìn cháu bi bô chạy nhảy trong khuôn viên nhưng hai tay lúc nào cũng phải giơ lên phía trước và bị băng kín, rất nhiều y tá, bác sĩ cùng chúng tôi khi mục sở thị đều cảm động và xót xa.

Mé bé, chị Lệ Mỹ vừa khóc vừa nói: “Cháu bỏng lần thứ hai rồi. Lần trước là khi cháu được gần 3 tuổi, lúc ô sin chăm cháu đã không để ý làm rớt cháo nóng vào ngực nên cũng phải nằm viện một thời gian. Lần này thì là lỗi của em...”.

Chữa bỏng và chữa cả mặc cảm cho con

Chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Băng Tâm về nguyên nhân dẫn các cháu bị bỏng, chị cho biết: “Các cháu đang tuổi ăn, tuổi lớn và khám phá cuộc sống xung quanh mình nên lẽ thường chúng ta phải dành nhiều hơn thời gian cho các cháu. Chính sự chủ quan, sự thờ ơ của chính cha mẹ hay ông bà các cháu đã dẫn đến những cảnh tượng xót lòng hôm nay. Các cháu thường bị bỏng nhiệt, chủ yếu là nhiệt nước. Trẻ em vùng nông thôn có tỷ lệ bị bỏng cao hơn thành thị”.

Theo phân tích của nữ bác sĩ nhiều kinh nghiệm này, cha mẹ phải luôn luôn đề phòng các tác nhân có thể gây bỏng cho các cháu. Từ hơi nồi cơm điện, đến nước tắm nóng lạnh hàng ngày, rồi các ổ điện... Thậm chí khi đưa con đi ăn, chăm con ăn và đặc biệt là người giúp việc cho các cháu ăn nếu không cẩn thận đều có thể làm cho các cháu bị bỏng. Thời gian gần đây, rất nhiều trường hợp các gia đình cắm nồi cơm điện lại không để cao khiến con em sờ tới. Nhiều trường hợp như thế tưởng là bị nhẹ nhưng mức độ tổn thương lại là bỏng sâu. Hay cả như việc người lớn nướng mực, cá khô bằng cồn nhưng chỉ cần sơ ý là con trẻ có thể bị bỏng ngay. Hai trường hợp này hay gặp ở các cháu thành phố hơn là nông thôn.

Bác sĩ Tâm cũng cho rằng, cơ thể các cháu vốn còn nhỏ, khả năng đề kháng còn rất yếu, da của các cháu lại càng dễ bị tổn thương. Đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh, bác sĩ Tâm tâm sự: “Đừng bao giờ coi thường việc đề phòng bỏng cho con em mình. Khi xảy ra sự việc, ngoài chữa trị cho các cháu, người lớn chúng ta còn phải chú ý đến việc tránh mặc cảm cho các cháu sau này. Những ca bỏng nặng, hầu hết là sẽ để lại sẹo và những di chứng rất nặng nề. Đó mới là điều mà những bậc làm cha làm mẹ phải hết sức lưu ý, tất cả vì con nhưng sự cẩn trọng luôn là điều phải tâm niệm hàng đầu”.

Con số gây sốc vì “bệnh” thờ ơ của cha mẹ

Mới đây, Viện Dinh Dưỡng và Chi hội Dinh dưỡng lâm sàng công bố khảo sát trên toàn quốc về nhận thức và hành vi phòng chống dịch bệnh của bà mẹ và gia đình năm 2011. Đối tượng khảo sát là các bà mẹ có con nhỏ, được yêu cầu cung cấp các thông tin và đánh giá chung theo các nội dung có liên quan tới quan điểm về mối liên quan giữa các bệnh nhiễm trùng và sự phát triển chiều cao, trí thông minh ở trẻ; kiến thức trong việc phòng chống các bệnh nhiễm trùng... Kết quả cho thấy, 53% bà mẹ coi thường ảnh hưởng của dịch bệnh đối với trẻ. Bằng chứng là chỉ có 47% mẹ được hỏi tin rằng bệnh tật có thể làm trẻ hạn chế phát triển chiều cao và trí tuệ.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi trẻ mắc nhiều đợt tiêu chảy hoặc bị nhiễm ký sinh trùng trong 700 ngày đầu đời, trẻ sẽ bị thấp hơn từ 3,6-8,2cm lúc bé 7 tuổi so với các bé cùng tuổi và suy giảm khả năng nhận thức tương đương với việc mất khoảng 10 điểm IQ. Bên cạnh đó, tỷ lệ bà mẹ kể được đầy đủ các thời điểm nên rửa tay bằng xà phòng vẫn thấp, chỉ có 12,7% kể được đầy đủ 5 thời điểm cần phải rửa tay. Điều này lý giải cho con số tại sao có tới 70% số bệnh nhi mắc bệnh chân tay miệng thuộc nhóm trẻ ở nhà.

Uyên Lê  

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.