MB dành tiếp 45.000 tỷ đồng hỗ trợ tín dụng các doanh nghiệp lớn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Thời gian qua, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã triển khai các gói tín dụng theo chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN nhằm chia sẻ, giúp sức các doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ đại dịch Covid-19. 

Tiếp theo gói 30.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân và gói 20.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ (SME), MB chính thức triển khai gói tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp lớn và rất lớn (CIB).

Rất nhiều ngành nghề quan trọng của nền kinh tế bị “đóng băng” bởi đại dịch COVID-19. Gần 35.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể, phá sản chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020. Kể cả những “ông lớn” của ngành hàng không cũng không tránh khỏi thiệt hại nặng nề.

Nếu dịch bệnh kéo dài đến quý IV năm nay thì ước lỗ của hãng Vietnam Airlines lên đến gần 20.000 tỷ đồng. Do đó, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp “đầu tầu” của các ngành kinh tế là điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa giai đoạn này.

Gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp lớn của MB gồm 2 phần chính. Thứ nhất là gói “Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp CIB” có tổng giá trị tối đa 17.000 tỷ đồng, hướng đến việc hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng đang có dư nợ hiện hữu bị ảnh hưởng bởi Covid.

Gói này sẽ được giải ngân thông qua phối kết hợp linh động các hình thức gồm giảm lãi suất 0,5% -1% áp dụng đến thời điểm 30/9/2020; gia hạn lịch trả nợ gốc/lãi và điều chỉnh các điều kiện quản lý tín dụng phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sụt giảm do ảnh hưởng của Covid trong các ngành nghề/lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của Covid như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; xuất nhập khẩu; du lịch, hàng không, hàng tiêu dùng… Là đối tượng được hưởng gói hỗ trợ này.

Để được hỗ trợ, doanh nghiệp cần chốt được kết quả quý I/2020 đồng thời dự kiến được mức độ ảnh hưởng trong thời gian kế tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin từ doanh nghiệp, MB sẽ thẩm định và có giải pháp phù hợp để hỗ trợ, chia sẻ với doanh nghiệp để trụ vững qua đại dịch.

Gói thứ hai có giá trị 28.000 tỷ đồng, ưu đãi giải ngân mới hỗ trợ, kích thích doanh nghiệp phục hồi kinh doanh trong và sau Covid 19. Trong đó, MB dành 5.000 tỷ đồng áp dụng mức lãi suất cực thấp (4,8-5%), kỳ hạn tối đa 4 tháng giải ngân cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực: điện, logistic, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, dệt mày, da giày…

Cùng với đó là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc thuộc Top 10 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh hiện hữu.

23.000 tỷ đồng sẽ được MB hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng áp dụng lãi suất linh hoạt: giảm 0,3% - 0,5% so với lãi suất hiện tại, dao động ở mức 5,4%-6.0% và kỳ hạn tối đa 6 tháng. Nếu như gói 5000 tỷ đồng tập trung hỗ trợ cho nhóm khách hàng có ngành nghề kinh doanh mà MB tập trung phát triển, thì gói 23.000 tỷ đồng này áp dụng mở rộng cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, có hoạt động kinh doanh tốt, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, đồng thời đây là gói MB dành ưu tiên cho các khách hàng truyền thống, khách hàng định hướng lựa chọn MB là ngân hàng thân thiết, lâu dài.

Với tổng cộng 45.000 tỷ đồng MB dành hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp lớn và rất lớn, Ngân hàng kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp lớn cùng cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trở lại trong tương lai gần; góp phần vào việc phục hồi nền kinh tế nước nhà.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…