Máy thu gom nông sản tự động của hai nam sinh trung học

Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nguyên bên "công trình" đạt giải Nhất cuộc thi  Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia
Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nguyên bên "công trình" đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia
(PLVN) - Tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học tổ chức tháng 3 vừa qua, sản phẩm “Mô hình máy thu gom nông sản điều khiển tự động” với nhiều tính năng hữu ích cho nhà nông của hai nam sinh Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nghiêm (học sinh 11C4 trường Trung học phổ thông Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã giành giải Nhất và đủ điều kiện để dự thi quốc tế. 

Mô hình máy thu gom đa năng

Sinh ra trong gia đình làm nông, chứng kiến những khó khăn của người nông dân trong quá trình thu gom nông sản trên sân phơi, Thực và Nguyên đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để giúp người nông dân có thể thu gom nông sản trên sân phơi nhanh chóng, hiệu quả, giúp tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu chi phí lao động, mang lại lợi ích kinh tế và giảm bớt những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe? 

“Việc thu gom nông sản sau khi phơi khô của bà con nông dân hiện nay còn rất thủ công, chủ yếu là dùng sức người nên tốn nhiều thời gian và sức lực. Chi phí cho việc thu gom nông sản khá cao do phải thuê nhiều công lao động, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Từ suy nghĩ đó, chúng em cùng nhau trao đổi, rồi lấy ý tưởng và cảm hứng từ chiếc máy hút bụi trong nhà, chiếc máy thu gom rác thải để chế tạo ra mô hình chiếc máy thu gom nông sản điều khiển tự động”, em Thực chia sẻ.

Nam sinh Nguyễn Hữu Thực bên chiếc máy đa năng
Nam sinh Nguyễn Hữu Thực bên chiếc máy đa năng 

Sau đó, 2 em mang ý tưởng đến gặp thầy Nguyễn Trần Thái Vũ là giáo viên chủ nhiệm, cũng là giáo viên giảng dạy môn Vật lý. Được thầy Vũ hướng dẫn tận tình, 2 em bắt tay vào thực hiện thiết kế bản vẽ kỹ thuật chi tiết các bộ phận của máy, tìm kiếm vật dụng chế tạo, tham khảo thêm các thông tin hướng dẫn chế tạo máy trên mạng internet. 

Tháng 4/2018, khi nhà trường phát động phong trào sáng tạo các sản phẩm gắn liền với những môn học và có ảnh hưởng tích cực đối với đời sống cộng đồng vào mùa hè hàng năm, Thực và Nguyên đã đăng ký thực hiện sản phẩm “Mô hình máy điều khiển tự động thu gom nông sản trên sân phơi”. 

Sau một thời gian chế tạo dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ, 2 em đã hoàn thành sản phẩm và cho chạy thử nghiệm vào tháng 9/2018. Thấy ý tưởng sáng tạo mới nên Trường Trung học phổ thông Trường Chinh đã chọn đưa sản phẩm đi dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học vào tháng 11/2018 và đạt giải Ba.

Sau khi thi cấp tỉnh, được ban giám khảo đóng góp thêm ý kiến cải tiến kỹ thuật, Thực và Nguyên hoàn thiện sản phẩm ở cấp độ cao hơn với quy trình khép kín, điều khiển tự động theo lập trình trên máy tính: quét nông sản - thu gom - nâng - đổ - cân - may miệng bao - đẩy bao thành phẩm - máy di chuyển - chấm dứt quy trình hoạt động. Sản phẩm hoàn thành với tổng chi phí hơn 10 triệu đồng. 

Thực và Nguyên cho biết: Khi máy hoạt động, hệ thống quét sẽ đẩy nông sản lên khoang chứa. Băng chuyền có gắn các gàu múc thực hiện nhiệm vụ đưa nông sản lên cao và đổ vào máng dẫn. Nông sản theo máng rơi vào bao thông qua giá treo bao đã được lắp vào vị trí ngay bên dưới máng dẫn. 

Khi nông sản chứa vào bao đến một trọng lượng xác định sẽ gây ra lực đủ lớn để tạo ra lực nén lên hệ thống băng chuyền tải, đẩy bao chứa nén lên công tắc làm ngắt mạch. Khi đó, hệ thống chổi quét và hệ thống băng chuyền tải nông sản ngừng hoạt động. 

Sau thời gian 2 giây, động cơ của hệ thống băng chuyền đẩy bao hoạt động đưa bao chứa nông sản ra phía sau và đi qua máy may đang hoạt động. Đồng thời, lúc máy may hoạt động thì động cơ băng chuyền dẫn bao chứa mới đến vị trí sẵn sàng tiếp nhận ngay bên dưới máng dẫn. Khi giai đoạn may bao kết thúc, bao chứa nông sản rời băng chuyền thì công tắc đóng mạch kích hoạt hệ thống quét và băng chuyển tải hoạt động. Quá trình này được thực hiện cho đến khi máy đến vị trí dừng ở cuối sân phơi.

Em Trần Hoàng Nguyên mày mò nghiên cứu để chiếc máy hoàn thiện thêm
Em Trần Hoàng Nguyên mày mò nghiên cứu để chiếc máy hoàn thiện thêm 

“Do được lắp đặt cảm biến tự động để xác định các vật cản phía trước ở khoảng cách 1m, nên khi máy di chuyển đến gần cuối sân phơi và nằm đúng khoảng cách đã được lập trình, cảm biến sẽ tự điều khiển dừng toàn bộ hoạt động của máy. Đồng thời, cung cấp tín hiệu để chiếc còi hoạt động, báo hiệu kết thúc công việc”, Nguyên cho biết.

Theo thầy Vũ, máy được lập trình điều khiển tự động hóa, chỉ cần nhập thông số về chiều dài quãng đường đi là máy có thể tự vận hành thu gom, tự động may miệng bao khi nông sản trong bao đã đầy và tiếp tục công việc cho đến khi thu gom hết nông sản trên sân. 

“So với các loại máy thu gom nông sản hiện có trên thị trường, sáng chế của Thực và Nguyên giúp tiết kiệm nhân công lao động, có thể thu gom được đa dạng loại nông sản trên sân phơi, hạn chế đến mức tối thiểu lượng nông sản bị sót lại bằng cách thiết kế thêm chổi quét sót ngay bên dưới hệ thống quét, mang lại hiệu quả cao trong quá trình thu gom nông sản trên sân phơi”, thầy Vũ cho biết.

Hy vọng sẽ sớm đưa vào ứng dụng 

Tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học, năm học 2018 - 2019 khu vực phía Nam được tổ chức tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (thành phố Hồ Chí Minh) từ ngày 16 - 19/3 vừa qua, sản phẩm “Mô hình máy điều khiển tự động thu gom nông sản trên sân phơi” của Thực và Nguyên đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm đến từ các tỉnh, thành phố khác để mang về giải Nhất.

Sau khi đạt giải Nhất, sản phẩm này của 2 em được ban tổ chức tuyển chọn để tham gia cuộc thi quốc tế. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu đối với tác giả tham gia cuộc thi là phải thuyết trình tính năng kỹ thuật, nguyên lý cơ bản, cơ chế vận hành, hiệu quả kinh tế của sản phẩm bằng tiếng Anh, trong khi đó, 2 em chưa chuẩn bị kịp nên phải từ chối tham gia.

Sản phẩm Máy thu gom nông sản tự động của hai "nhà sáng chế" Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nguyên
Sản phẩm Máy thu gom nông sản tự động của hai "nhà sáng chế" Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nguyên 

Dù không tham gia cuộc thi quốc tế, nhưng với thành tích đạt được, Nguyễn Hữu Thực và Trần Hoàng Nguyên sẽ được tuyển thẳng vào các Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Đây vừa là niềm tự hào của Trường Trung học phổ thông Trường Chinh, vừa là vinh dự đối với Thực và Nguyên, vừa là động lực thúc đẩy phong trào sáng tạo trong học đường ngày càng lan tỏa sâu rộng. “Phần thưởng quý giá nhất là những kinh nghiệm các em rút ra từ quá trình nghiên cứu, chế tạo thành công sản phẩm. Cả 2 sẽ tiếp tục tìm tòi, cải tiến để máy thu gom nông sản có thể hoạt động tốt hơn nữa, hy vọng sản phẩm sẽ sớm được đưa vào ứng dụng trong thực tế”, Thực cho biết.

Thầy Bùi Chí Cang- Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trường Chinh cho biết: Nhà trường rất tự hào về kết quả đạt được của 2 em Thực và Nguyên tại kỳ thi Khoa học Kỹ thuật Trung học phổ thông  cấp quốc gia vừa qua. Các em đều là học sinh giỏi, có niềm đam mê khoa học, thích tìm tòi nghiên cứu, biết lắng nghe học hỏi nên được thầy cô và bạn bè yêu mến. Mong rằng sản phẩm của các em được các ngành hữu quan đầu tư, đưa vào sử dụng trong cộng đồng thời gian tới vì sản phẩm rất hữu ích…” 

Đọc thêm

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.