Máy bay ném bom 'nguy hiểm chết người' của Nga hư hại sau cú hạ cánh khẩn

Máy bay Tu-22M3 của Nga.
Máy bay Tu-22M3 của Nga.
(PLVN) - Một máy bay ném bom tầm xa Tupolev Tu-22M3 của Nga đã bị hư hại đáng kể trong quá trình hạ cánh khẩn cấp ở Vùng Astrakhan, miền nam nước Nga với một động cơ bị hỏng.

Hãng tin TASS, Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/12 cho biết, một máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga đã hạ cánh với một động cơ bị hỏng ở Vùng Astrakhan.

“Nhờ kỹ thuật của phi hành đoàn mà máy bay đã được điều khiển rời khỏi khu vực đông dân cư và hạ cánh xuống mặt đất”, Bộ Quốc phòng Nga thông tin.

Theo Bộ này, các phi công đã không bị thương và có thể tự thoát khỏi máy bay trước khi được đưa về căn cứ.

Máy bay ném bom đã thực hiện chuyến bay của mình trong tình trạng không tải đạn và không gây thiệt hại trên mặt đất.

Còn theo một nguồn tin trong cơ quan dịch vụ khẩn cấp Nga ở khu vực Astrakhan, một ủy ban đặc biệt sẽ tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại trong vụ việc.

“Máy bay bị hư hại nhưng mức độ của nó sẽ được một ủy ban đặc biệt xác định”, nguồn tin cho biết.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ việc xảy ra khi máy bay đang trong một chuyến bay theo lịch trình. 

Máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tu-22M3 của Nga được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng tên lửa và bom, bao gồm cả tên lửa chống tăng Kh-22.

Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay này là 124 tấn; chiều dài là 42,46m; sải cánh ở 20 độ là 34,28m và ở 65 độ là 27,7m.

Tốc độ tối đa của máy bay lên tới 2.000 km/h, phạm vi chiến thuật là 2.200 km và trần thực tế là 14.000m.

Trước đó, hãng tin Sputnik dẫn lời chuyên gia của Viện Hành chính Quốc gia Mỹ Mark Schneider cho rằng tổ hợp vũ khí mới của máy bay ném bom Tu-22M3 phiên bản sau hiện đại hóa của Nga rất ấn tượng.

Theo đó, máy bay sẽ được trang bị tên lửa tầm xa cực nhanh, với cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường. Hệ thống làm nhiễu sóng điện tử của máy bay cũng rất tốt, khiến cho việc đánh chặn Tu-22M3 trở nên phức tạp hơn.

Vị chuyên gia tin rằng trong vòng 20 năm nữa, Mỹ sẽ phải tính đến mối nguy của loại máy bay mới này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.