Máy bay Malaysia mất tích là “bí ẩn chưa có tiền lệ”

Thành viên Đội tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam chụp ảnh từ cửa sổ máy bay
Thành viên Đội tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam chụp ảnh từ cửa sổ máy bay
(PLO) - Người đứng đầu cơ quan hàng không dân sự Malaysia ngày 10/3 nói rằng số phận chiếc máy bay bị mất tích của Hãng hàng không Malaysia Airlines vẫn là một “bí ẩn chưa có tiền lệ”. 
Ông Azharuddin Abdul Rahman nói rằng, giới chức điều tra Malaysia không loại trừ việc cướp máy bay là nguyên nhân dẫn đến vụ mất tích. Ngày 10/3, lực lượng tìm kiếm đã tập trung vào một vật được cho là một chiếc phao cứu sinh màu vàng nhưng sau đó được xác định là vật không liên quan. 
Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất khỏi màn hình radar khi đã lên đến độ cao 10.670m trong lộ trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, với tổng cộng 239 người trên máy bay. Người thân của những hành khách bị mất tích đã được thông báo chuẩn bị cho khả năng xấu nhất. 
Một nguồn tin của Chính phủ Mỹ cho biết giới chức nước này đã xem xét kỹ lưỡng những hình ảnh do vệ tinh do thám của Mỹ chụp được để tìm kiếm bằng chứng về một vụ nổ trên không trung nhưng không phát hiện dấu hiệu cho thấy khả năng đã xảy ra một vụ việc như vậy. 
Máy bay Boeing 777 là một trong những máy bay thương mại an toàn nhất đang được khai thác. Trước đây chỉ có một vụ tai nạn gây chết người xảy ra ngày 6/7/2013, khi chuyến bay mang số hiệu 214 của Hãng hàng không Asiana Airlines đâm vào hàng rào chắn khi hạ cánh ở San Francisco, khiến 3 người thiệt mạng.
Trước đây, ngày 1/6/2009, một chiếc máy bay của Hàng không Pháp từ Brazil bay tới Pháp bị biến mất trên Đại Tây Dương, khiến toàn bộ 228 người có mặt trên chuyến bay thiệt mạng. Các mảnh vỡ được tìm thấy ngay hôm sau, nhưng phải mất tới gần 2 năm mới xác định được hộp đen và phần còn lại của thân máy bay ở sâu dưới đáy đại dương.
Trong một diễn biến khác, Tổng Thanh tra cảnh sát Tan Sri Khalid Abu Bakar cho biết, một trong hai nghi phạm sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp có mặt trên chuyến bay MH370 đã được nhận dạng. “Tôi có thể xác nhận rằng anh ta không phải là người Malaysia nhưng vẫn không thể xác định được anh ta đến từ nước nào” – ông Tan Sri Khalid nói. Ông cũng cho biết thêm rằng, cả hai nghi phạm đều chưa từng nhập cảnh hợp pháp vào Malaysia. 
Tuy nhiên, ông Tan Sri Khalid khẳng định người đàn ông đã được nhận dạng không đến từ Tân Cương, Trung Quốc. “Chúng tôi chưa thể xác minh thông tin về việc một nhóm phiến quân người Trung Quốc tuyên bố nhận trách nhiệm về chiếc máy bay mất tích” – ông Tan Sri Khalid nói và cho biết các nhân viên của ông vẫn đang điều tra vụ việc từ mọi góc độ.
Quyền Bộ trưởng Giao thông Hishamuddin Hussein cho hay, tất cả các thông tin liên quan đến hai hành khách nói trên đều đã được chuyển cho các cơ quan tình báo quốc gia để điều tra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.