Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Lựa chọn những vấn đề nhân dân đang quan tâm, bức xúc để giám sát

Một Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Một Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
(PLVN) -  Thời gian tới, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội; tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề nhân dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm.

Tiếp nhận và xử lý hơn 1.300 đơn khiếu nại, tố cáo

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) vừa có Báo cáo về “Kết quả giám sát của MTTQVN từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV” cho biết, từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) khóa XV, Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN và Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai 10 nội dung giám sát theo Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2022. Theo đó, MTTQVN chủ trì giám sát một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; Giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên (theo Quy định số 124); Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Giám sát việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025); Giám sát việc thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp thông qua theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân; Giám sát việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư công trình trọng điểm Quốc gia về giao thông.

Cùng với đó, Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN phối hợp thực hiện các hoạt động giám sát 4 chuyên đề của QH, Ủy ban Thường vụ QH và các hoạt động giám sát theo Chương trình, Quy chế phối hợp giữa MTTQVN với các cơ quan hữu quan.

Tính từ sau Kỳ họp thứ 3 đến Kỳ họp thứ 4, QH khóa XV, Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN đã tiếp nhận và xử lý 1.320 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, trực tiếp tiếp 48 lượt công dân. UBTƯ MTTQVN đã phân loại, xử lý và ban hành 28 văn bản hướng dẫn khiếu nại; 27 văn bản chuyển đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Đối với giám sát một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN chủ trì giám sát 5 vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó có giám sát việc giải quyết khiếu nại của ông Phạm Thanh Hải (trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội) liên quan đến việc bị khởi tố, truy tố oan sai về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Sau khi thực hiện giám sát, Đoàn giám sát đã có báo cáo kết quả giám sát gửi các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN nhận định quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng đối với ông Phạm Thanh Hải với thời gian gần 7 năm đến nay vẫn chưa kết thúc, có dấu hiệu vi phạm quy định về pháp luật tố tụng hình sự; đây là vụ án hình sự phức tạp kéo dài, ảnh hưởng tới nhiều cá nhân, tổ chức và được dư luận xã hội quan tâm. Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN đã có văn bản kiến nghị gửi Ban Nội chính Trung ương đề nghị xem xét, chỉ đạo giải quyết dứt điểm vụ việc.

Nhìn chung, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN đã thực hiện triển khai giám sát bằng nhiều hình thức, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Qua giám sát, Ban Thường trực và các tổ chức chính trị - xã hội đã kịp thời có những kiến nghị cụ thể gửi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. Các nội dung kiến nghị sau giám sát được Chính phủ kịp thời có văn bản phúc đáp và chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan thực hiện.

Hoạt động giám sát đã tăng cường phát huy sự cộng tác, tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, tích cực phát huy sức mạnh của toàn hệ thống, sự tham gia của thành viên các Hội đồng tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm thực tiễn nên chất lượng giám sát được nâng cao rõ rệt. Việc phát huy vai trò của báo chí để thực hiện tuyên truyền, lan tỏa về hoạt động giám sát, đặc biệt là công khai kết quả giám sát của Mặt trận các cấp được quan tâm, phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, ghi nhận.

Nâng cao chất lượng văn bản kiến nghị sau giám sát

Thời gian tới, Ban Thường trực UBTƯ MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục hoàn thành các nội dung về giám sát và phản biện xã hội năm 2022, bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả. Thực hiện đánh giá nghiêm túc kết quả công tác giám sát và phản biện xã hội năm 2022 và chủ động, tích cực phối hợp xây dựng, ban hành kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2023.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội, chủ động, kịp thời giám sát, phản biện từ sớm, từ cơ sở, lựa chọn đối tượng, nội dung giám sát, phản biện xã hội có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên của Đảng, Nhà nước, những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề nhân dân bức xúc, dư luận xã hội quan tâm. Chú trọng giám sát theo chuyên đề, thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở… Nâng cao chất lượng, chú trọng giám sát đột xuất, giám sát văn bản, theo dõi, đôn đốc, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thực hiện những kiến nghị sau giám sát của Mặt trận.

Đồng thời, MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tính chủ động, sáng tạo, thực hiện linh hoạt các hình thức giám sát, tăng cường giám sát theo chuyên đề, huy động sự tham gia của toàn hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên; nâng cao chất lượng văn bản kiến nghị sau giám sát; công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội trên các phương tiện thông tin, báo chí…

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...