Mặt trận phải phát huy vai trò thực chất

Luật sư  Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam  (ngoài cùng bên trái) và  kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (ngoài cùng bên trái) và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
(PLO) -Việc phát huy vai trò thực chất của Mặt trận Tổ quốc, đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Hiến pháp 2013 vào cuộc sống đang được đặt ra một cách cấp thiết trước những bức xúc của nhân dân. Các quy định phù hợp cần ban hành kịp thời để việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận chuyển biến một cách tích cực từ cấp cơ sở. 

Phải phát huy vai trò thực chất của Mặt trận

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích sâu sắc, đại đoàn kết chính là tư tưởng của Bác Hồ, của Đảng gần 90 năm qua, nhờ vậy đã tập họp toàn dân đi theo Bác Hồ, cách mạng để có hòa bình, độc lập ngày hôm nay. Tổng Bí thư đã đặc biệt nhấn mạnh đến sức mạnh đoàn kết vô địch của nhân dân và vai trò quan trọng của Mặt trận luôn luôn song hành với Đảng từ ngày thành lập Đảng: “Có những lúc chỉ thấy hoạt động của Mặt trận mà không thấy hoạt động của Đảng (vì phải hoạt động bí mật) trong suốt thời gian dài từ năm 1945 đến năm 1975.  Những năm kháng chiến chống Pháp, hiện diện Mặt trận Việt minh và Bác Hồ. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 30 năm ở miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời năm 1960, lúc đó chưa có Đảng nhân dân cách mạng miền Nam. Do vậy Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là người tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, hình thành Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam để đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh thắng giặc Mỹ”. 

Khen ngợi thành tích nhiều mặt về đời sống của bà con nhân dân thôn Thượng Điền, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không quên nhắc nhở: “Không nên chủ quan, trước mắt còn nhiều khó khăn,  vì vậy cần đoàn kết hơn, làm việc tốt hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, chính quyền, sự vận động của Mặt trận và các đoàn thể. Tổng Bí thư còn nhắc nhở: Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ, sứ mệnh của mỗi cán bộ Mặt trận phải làm cho hoạt động của Mặt trận xứng đáng hơn với vai trò người tổ chức đoàn kết, tiếp tục tập họp để tạo phong trào đoàn kết”. 

Sau khi khen ngợi thành tích của bà con nhân dân thôn Tân Thành, xã Nông Thượng, thành phố Bắc Cạn trong cải thiện đời sống nhiều mặt, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, gắn bó nhau hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: Muốn thành công trong thời đại xã hội công nghệ thông tin, Đảng, chính quyền, Mặt trận phải thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ ở cơ sở, vận động nhân dân nói sự thật. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phải nắm được tâm tư của nhân dân để kiến nghị Đảng, Nhà nước ban hành chính sách phù hợp, làm tốt công tác hòa giải. Cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ để công tác Mặt trận ngày càng đi sâu, phù hợp với đời sống thực tiễn. Cần nhân rộng các điển hình tiên tiến trong đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận và những công dân là người dân tộc thiểu số để các cuộc vận động do Mặt trận phát động có chất lượng, thực chất hơn; chú ý bồi dưỡng thế hệ trẻ để đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.   

Xây dựng gia đình hạnh phúc tạo nền tảng xã hội

Ngày 12/11/2017, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu với thanh niên đã đặc biệt lưu ý đến mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc: “Gia đình là chỗ dựa tương lai của thành phố, đất nước; gia đình có hạnh phúc, đất nước mới phát triển bền vững”.

Để có được nền tảng xã hội tích cực, Ủy viên Tung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh: Phải xây dựng người tốt, gia đình tốt để xây dựng xã hội tốt. Đó là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi tệ nạn xã hội. Gia đình là nền tảng của xã hội. Một xã hội lành mạnh chắc chắn phải  được hợp thành từ những gia đình hạnh phúc. Và việc xây dựng gia đình hạnh phúc chính là đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  và Hiến pháp 2013 vào cuộc sống. 

Sinh thời Bác Hồ viết cuốn sách “Đời sống mới” với nội dung sau: văn hóa là học chữ, xây dựng người là xây dựng người tốt, gia đình tốt, làng tốt để đất nước phú cường. Bác Hồ còn nhắc nhở mọi cán bộ: “Cần kiệm, liêm chính trong 7 vấn đề lo cho dân: ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, sức khỏe, đi lại. Làm được việc này, chính là xây dựng “gia đình hạnh phúc”.

Nhận thấy Ban CTMT khu phố chưa phải là nấc thấp nhất, gần dân nhất, sát gia đình nhất, đã đặt ra việc thí điểm hình thành tổ CTMT ở địa bàn tổ dân phố gồm các thành viên thuộc Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi... sinh sống đông đảo ở địa bàn dân cư này. Gia đình thực chất là  một “Mặt trận thu nhỏ” khi có nhiều thành viên là những người tham gia các tổ chức khác nhau trong “ngôi nhà Mặt trận”. Câu chuyện thí điểm tổ CTMT tại Khu phố 4, phường 7, quận 3, TPHCM đã chứng tỏ việc phát huy vai trò thực chất của  Mặt trận khi thực sự gần dân. Như một gia đình có hoàn cảnh éo le ở địa chỉ 6C Tú Xương, P.7, Q.3: người vợ tật nguyền với đồng lương 6 triệu đồng tháng, chịu khó nuôi người chồng đi bộ đội về, bị tai biến mạch máu não, liệt nửa thân người, 2 con gái học cấp 3. Tổ CTMT đã phân công thành viên Mặt trận, cựu chiến binh, người cao tuổi quan tâm người cha, thành viên Hội Phụ nữ quan tâm người vợ, Đoàn Thanh niên quan tâm 2 thanh niên nữ. Trong vòng 2 năm đã giúp hộ nghèo này lên cận nghèo và cuối năm 2017 thoát nghèo, 2 cháu gái trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và khi học xong sẽ giúp 2 cháu có việc làm. Gia đình nghèo này đã trở thành gia đình hạnh phúc. Và qua thí điểm đã bước đầu tạo được mô hình Mặt trận phối hợp thống nhất hành động với các đoàn thể thành viên trong xây dựng gia đình hạnh phúc trên địa bàn khu dân cư. 

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.