Mặt trái Karaoke

Một số cơ sở karaoke khu vực Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoạt động bất chấp lệnh cấm trong thời điểm phòng chống Covid-19.
Một số cơ sở karaoke khu vực Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoạt động bất chấp lệnh cấm trong thời điểm phòng chống Covid-19.
(PLVN) - Vui chơi ca hát giúp cuộc sống của mỗi người trở nên thi vị, hạnh phúc hơn. Nhưng hát karaoke trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp lại là hành động đáng lên án, thậm chí cần có chế tài xử lý mạnh để tránh trường hợp những phòng hát, quán karaoke trở thành ổ dịch.

Nguy cơ thành ổ dịch

Rủ nhau đi hát karaoke sau khi ăn nhậu, sự kiện là thói quen của nhiều người, tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, ít người biết điều này gây nhiều tác hại về sức khỏe. Đặc biệt, hát karaoke trong mùa dịch Covid-19 còn là nguy cơ lớn bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. 

Nhiều người sẽ ngạc nhiên trước thông tin hát sau ăn gây hại sức khỏe. Theo đó, sau khi ăn no, thể tích dạ dày tăng, thành dạ dày mỏng đi, lưu lượng máu tăng lên. Việc hát karaoke lúc này sẽ càng khiến áp lực dạ dày tăng, dẫn đến tiêu hóa không tốt, nặng hơn là mắc các chứng về đường ruột, dạ dày.

Hơn nữa, nhiều người thích gào thét kịch liệt khi hát, nếu trước đó đã uống rượu bia, cổ họng đang bị kích thích, việc khoe giọng sẽ khiến máu dồn về thanh quản và cổ họng, gây xung huyết hoặc viêm họng mạn tính.

Thông tin tới báo chí, Thạc sĩ Lưu Liên Hương - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, micro được xem là một thiết bị không thể thiếu trong phòng karaoke nhưng lại thường bị nhân viên phục vụ bỏ quên khi làm vệ sinh.

“Trước đây, Viện Pasteur TP.HCM đã phân tích 3 mẫu micro từ 2 cơ sở dịch vụ giải trí karaoke gia đình cho kết quả: một mẫu micro nhiễm nấm men lên tới 41.000 con, hai mẫu còn lại có sự hiện diện của khuẩn Staphylococcus aureus - dòng khuẩn độc tính. Trong đó, khuẩn staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội lây bệnh nguy hiểm, dễ lây lan khi sức đề kháng cơ thể yếu. Khi gặp da bị xước, khuẩn này làm mủ gây nhiễm trùng trên da, qua đường miệng gây viêm loét miệng, loét họng” - Thạc sĩ Lưu Liên Hương cho biết.

Hiện nay, trên thị trường không có loại micro có màng khử khuẩn. Còn các micro loại cầm tay thông thường chỉ có phần thu âm được che chắn bên ngoài bằng lưới kim loại hoặc nhựa tổng hợp. Lưới này có những lỗ nhỏ sắp xếp cách đều nhau để cho âm thanh truyền qua.

Ngoài ra, micro còn có các lớp mút mỏng bao bọc giúp cho sóng âm tác động đồng đều vào bao vỏ và làm giảm nhiễu hơi gió. Với cấu tạo như vậy, khi người sử dụng micro phát âm thanh, nước bọt bắn ra sẽ bám vào lưới và lớp mút. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, vô tình lớp mút và lưới kim loại kia trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

Đó chính là lý do khiến các quán karaoke đứng trước nguy cơ trở thành ổ dịch trong tình hình hiện nay. Với lượng khách lớn, nếu có một trường hợp dương tính Sars-CoV-2 sẽ rất khó khăn trong việc truy vết cũng như khoanh vùng dập dịch.

Hoạt động bất chấp lệnh cấm

Một trong những biện pháp phòng chống dịch là giãn cách xã hội, đóng cửa tạm thời một số ngành nghề kinh doanh. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cũng như thu nhập của mỗi cá nhân, cơ sở kinh doanh… nhưng mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng vẫn là trên hết.

Đợt dịch này, nhiều người trở nên thờ ơ với công tác phòng chống dịch. Nhiều quán hàng, karaoke vẫn cố tình mở “chui” trước lệnh cấm, nhiều nơi vẫn tụ tập đông người, thậm chí vẫn có người không đeo khẩu trang. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều cơ sở karaoke vẫn cố tình vi phạm lệnh cấm hoạt động.  Cụ thể, từ ngày 14-17/8/2020, phóng viên đã thực tế ghi nhận tại hàng loạt cơ sở kinh doanh karaoke trên nhiều quận của TP. Hà Nội.

Tại khu vực đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, nhiều quán vẫn lén lút hoạt động như các quán karaoke Amigo có địa chỉ 233 Lê Đức Thọ, Lasvegas có địa chỉ 239 Lê Đức Thọ, XO Clup số 11 ngõ 4 phố Đồng Me, phường Mễ Trì vẫn tấp nập đón khách vào hát vào thời điểm 0h ngày 15/8/2020. Các quán này, bên ngoài thì “cửa đóng then cài”, thậm chí treo biển ngừng phục vụ, nhưng khách có nhu cầu hát chỉ cần dừng xe tại trước cửa quán là sẽ có nhân viên mời chào vào hát. Hoạt động này diễn ra khá nhộn nhịp.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của báo, chiều 20/08/2020, chính quyền quận Nam Từ Liêm đã tổ chức họp báo. Tại cuộc họp, ông Trần Thanh Long - Phó Chủ tịch UBND quận cho biết, ngay từ những ngày đầu, quận đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, nhất là các cơ sở karaoke.

Sau khi tiếp nhận thông tin báo chí sẽ tiếp tục tăng cường và có biện pháp mạnh tay hơn đối với những cơ sở cố tình vi phạm việc phòng chống dịch. Tuy nhiên, cũng tại cuộc họp, lại có ý kiến cho rằng báo chí đưa hình ảnh, tư liệu cũ để làm bằng chứng nên cần xác minh thêm. 

Trước ý kiến nghi ngờ trên, cần nhắc lại ngày 15/03/2020, báo chí cũng đã đăng tải thông tin trong thời gian cấm hoạt động để phòng chống dịch Covid-19,  một số quán karaoke tại khu vực Lê Đức Thọ, Nam Từ Liêm vẫn hoạt động. Ngày 5/5/2020, UBND quận Nam Từ liêm đã có quyết định xử phạt hành chính, mức phạt 7,5 triệu đồng đối với hộ kinh doanh karaoke AMIGO về việc hoạt động kinh doanh không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động có nguy cơ lan truyền dịch bệnh.  Ngày 22/7/2020, ca mắc Covid-19 số 714 trong lịch trình di chuyển khai báo y tế có đến quán karaoke A99 Lê Đức Thọ…

Trong quá trình làm việc, tìm hiểu về hoạt động của các cơ sở karaoke khu vực đường Lê Đức Thọ, phóng viên đã được hướng dẫn lòng vòng từ công an phường, lên công an quận, rồi ra phòng văn hóa, xong lại quay lại công an….

Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng các động thái khắc phục của địa phương sau khi báo chí nêu vẫn chưa được công khai. “Vòng tròn” hướng dẫn này khiến một câu hỏi nữa đặt ra là liệu các cơ sở kinh doanh karaoke nói trên có giấy phép kinh doanh hay không, giấy phép đã cấp còn hiệu lực hay không? Vì sao lại có hành vi né tránh công luận như vậy?

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng của Hà Nội cần nhanh chóng kiểm tra thông tin báo chí phản ánh, tránh gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh. 

Nhiều cán bộ đã bị kỷ luật vì karaoke

Tại Bắc Ninh, ngày 7/4/2020, UBND thị xã Từ Sơn ra quyết định tạm đình chỉ công tác 7 ngày đối với ông Phạm Quyết Tiến – Chủ tịch phường Đông Ngàn vì để quán karaoke Sao Băng bất chấp lệnh cấm, mở cửa đón khách. Thậm chí, chủ cơ sở này còn điều nhiều nữ nhân viên phục vụ khách giữa thời điểm thực hiện biện pháp cách ly toàn xã hội để phòng dịch. 

Tại Thanh Hóa, ngày 9/4/2020, ông Ngô Văn Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa bị đình chỉ công tác vì để xảy ra vi phạm chỉ thị về cách ly xã hội trên địa bàn, liên quan đến việc để quán karaoke Bảo Bảo (địa chỉ tại khu 1, thị trấn Thọ Xuân) hoạt động trong thời gian đang thực hiện các biện pháp cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19.

Đọc thêm

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.

Thủ tục khởi kiện khi người vay tiền không trả?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng (Hải Phòng) hỏi: Bạn tôi có nhắn tin qua zalo vay tôi số tiền 50 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Tôi đã chuyển khoản số tiền trên cho bạn vay nhưng đến nay sau 1 năm và nhiều lần tôi thúc giục bạn tôi vẫn không chịu trả số tiền này lại cho tôi, khiến tôi rất bức xức. Xin hỏi, trường hợp này tôi có thể khởi kiện bạn tôi vì không trả tiền vay cho tôi được không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri Quảng Ninh và Đồng Nai

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng vừa có phản hồi các kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai liên quan đến chế độ đãi ngộ cho sĩ quan công tác tại vùng biên giới và chính sách hỗ trợ người dân sinh sống tại hải đảo. Theo đó, các chính sách hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng vũ trang và người dân ở các vùng biển đảo.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.