Mặt trái của phim truyền hình lạm dụng drama

Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu gây ức chế trong phim “Thương ngày nắng về 2”.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu gây ức chế trong phim “Thương ngày nắng về 2”.
(PLVN) -  Nhiều khán giả phim truyền hình bày tỏ sự bức xúc vì một số bộ phim “ăn khách” giờ đây đang lạm dụng drama, đẩy mọi tình tiết lên đến cao trào, “làm quá” và éo le phi thực tế.

Cứ mẹ chồng, nhà chồng là... tai ác?

Thời điểm này, hai bộ phim truyền hình thu hút sự chú ý của khán giả phải kể đến “Thương ngày nắng về 2” và “Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ”. Không hẹn mà gặp, hai bộ phim đều có những tình tiết đầy drama về mối quan hệ giữa “nàng dâu” và “nhà chồng”. Nếu như trong “Thương ngày nắng về 2”, nhân vật nữ Vân Khánh (diễn viên Lan Phương đóng) bị mẹ chồng và chị chồng quái ác ức hiếp đến tối tăm mặt mũi thì trong phim “Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ”, nhân vật Giang (diễn viên Lã Thanh Huyền đóng) bị con chồng hành hạ, đối xử tệ bạc.

Những cốt truyện như thế không phải là không có thật ngoài đời, nhưng cách xây dựng nhân vật làm quá, đẩy mọi thứ lên cao trào, gây ra nhiều tình tiết vô lý, khiến nhiều khán giả bức xúc.

Ở phim “Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ”, cô con gái chồng liên tục hành hạ mẹ kế “lên bờ xuống ruộng” bằng những chiêu trò của trẻ con, mặc dù đã là sinh viên đại học. Không chỉ dùng những lời lẽ hỗn hào cho mẹ kế, cô gái trẻ còn thái độ vô lễ với mẹ của mẹ kế...

Còn ở bộ phim “Thương ngày nắng về 2”, mẹ chồng Vân Khánh bắt cô phải chịu trách nhiệm với số tiền nợ mà chị chồng gây ra, còn ép vợ chồng cô phải bán căn nhà đang ở để trả nợ giúp chị chồng. Hay mẹ chồng ép con dâu trả tiền mua quần áo cao cấp cho mình, rồi gọi con dâu đến nhà nấu nướng phục vụ bạn mình và bắt con dâu phục vụ ở đó mà không cho ăn gì. Khi con gái bị thương ở chân, mẹ chồng cũng chẳng kịp hỏi gì mà thẳng tay tát con dâu. Không chỉ vậy, người mẹ chồng này còn coi thường thông gia, liên tục mắng nhiếc cha mẹ con dâu, gọi bà sui gia là “giúp việc theo giờ”, kích động vợ chồng con dâu hiểu nhầm, bất hòa nhau.

Mẹ chồng đã thế, chị chồng cũng nanh nọc, tai ác không kém khi liên tục hùa với mẹ bắt nạt, chèn ép em dâu và bày ra những trò mưu mô “bẫy” em dâu với nhiều tình tiết quá đáng đến vô lý. Trong khi đó, người chồng một mực nhẫn nhịn, không thể bảo vệ vợ.

Sự vô lý trong nhiều tình tiết khiến khán giả bày tỏ sự ngán ngẩm. Nhiều người phê phán phim đang “bóp méo” sự thật, khiến khán giả nhìn thấy những gì xấu xa, tồi tệ nhất trong hôn nhân và trong mối quan hệ giữa nàng dâu và nhà chồng. Thậm chí, NSND Lan Hương đóng vai mẹ chồng quái ác trong phim “Thương ngày nắng về 2” còn lên tiếng nói rằng “sợ” chính vai diễn của mình trong phim.

“Bôi đen” cuộc đời

Hình tượng mẹ chồng khắc nghiệt, tai ác không phải chỉ xuất hiện một, vài lần trong phim truyền hình Việt Nam. Như phim “Sống chung với mẹ chồng”, nhân vật mẹ chồng bị cường điệu hóa đến mức làm ra những hành động vô duyên và ngớ ngẩn. Phim “Hoa hồng trên ngực trái” tràn ngập những tình tiết căng thẳng như mẹ chồng giả điên đánh đập con dâu. Trong phim “Cả một đời ân oán”, nhân vật mẹ chồng luôn làm mình làm mẩy, can thiệp, kiểm soát, đến nỗi hai con trai của bà lần lượt phải ly hôn cho bà vừa lòng.

Cách thức đẩy tình tiết thành drama cũng được nhiều đạo diễn phim truyền hình áp dụng ở những thể loại nhân vật khác, như... mẹ ruột. Trong phim “Hãy nói lời yêu”, bà Hoài (Nguyệt Hằng đóng) là người mẹ bảo thủ, áp đặt, đối diện với sự ngoại tình của chồng nên ngày càng trở nên điên loạn với những hành xử kì quái như bắt con trai đã trưởng thành học 7 quyển sách một ngày và nhồi nhét ăn liên tục như một đứa trẻ, chửi bới, đánh đập con gái...

Hay như phim “Hương vị tình thân”, hai người mẹ cũng được xây dựng với nhiều tính xấu, ghét bỏ, tính toán thực dụng với chính con gái ruột của mình, gây ra nhiều hành vi phi lý mà một người mẹ khó có thể xử sự với con. Bà mẹ trong phim “Cây táo nở hoa” thì ăn trộm chính thùng tiền cưới của con...

Dường như, drama đã trở thành một công thức hút khách, tăng rating mà các đạo diễn áp dụng cho những bộ phim truyền hình. Trong khi đó, khán giả tỏ ra chán ngán, mệt mỏi vì phải “thưởng thức” những “món ăn” tinh thần quá ức chế, căng thẳng. Trên các diễn đàn về phim truyền hình, nhiều khán giả đã bày tỏ ý kiến sẽ “ngừng xem” nếu các phim đang chiếu tiếp tục đem đến những diễn biến vô lý và gây ức chế tinh thần như trên nữa.

Thực tế, đâu chỉ drama mới có khả năng khiến phim truyền hình được khán giả chú ý, theo dõi? Tạo ra những cao trào, những tình tiết éo le, phi thực tế chỉ là cách nhanh và dễ dàng nhất để thu hút dư luận. Nhưng mặt trái là nó tạo ra nhiều mệt mỏi, chán nản khi tiếp nạp quá nhiều cái xấu, cái ác, cái tiêu cực trên phim, nó khiến khán giả thấy cuộc sống, thấy hôn nhân, mối quan hệ giữa người và người quá nhiều dối trá, mưu mô, bất đồng và ghen ghét.

Còn quá nhiều đề tài hay, cách xử lý tình huống nhẹ nhàng mà cảm động, cách xây dựng con người thật hơn, nhân văn hơn, sao người làm phim cứ mải mê chọn con đường “rút gọn” mang lại nhiều cảm xúc tiêu cực như trên?

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Balade en France 2025: Bữa tiệc vị giác đậm chất Pháp

Balade en France 2025: Bữa tiệc vị giác đậm chất Pháp
(PLVN) - Nhiều người đã đổ về Công viên Thống Nhất trong ngày 29/3 để thưởng thức tinh hoa ẩm thực Pháp qua gần 80 gian hàng, từ các bánh ngọt kinh điển đến rượu vang hảo hạng tại Lễ hội Balade en France 2025 - một không gian lễ hội đậm chất Pháp.

Giải mã sức hút của những biểu tượng kiến trúc Hà Nội

Giải mã sức hút của những biểu tượng kiến trúc Hà Nội
(PLVN) - Là điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Việt Nam, Thủ đô Hà Nội hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa - lịch sử quý báu, cảnh quan thơ mộng, nền ẩm thực đặc sắc và đặc biệt là những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng.

Hồn thơ Hà Nội xoa dịu tâm hồn

Hà Nội có nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử sôi động giúp mọi người thư giãn, giải trí. (Ảnh minh họa trong bài: PV)
(PLVN) - Hà Nội mang vẻ đẹp của người thiếu nữ mặn mà, luôn dịu dàng, đằm thắm. Đến với Hà Nội, ta như bước vào bức tranh cổ kính, càng đi, càng chữa lành cho tâm hồn đang bề bộn suy nghĩ.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller

'Bố con cá gai', hành trình 25 năm của một cuốn sách best-seller
(PLVN) - “Bố con cá gai” của tác giả Cho Chang-In, ra mắt lần đầu tại Việt Nam năm 2017, là câu chuyện đầy cảm động và day dứt về tình cha con, về sự hy sinh của người cha cho đứa con bị bệnh nặng. Cuốn sách nhanh chóng được độc giả mọi lứa tuổi yêu mến, trở thành best-seller trong suốt nhiều năm qua.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Phố hàng Hà Nội qua quan sát của người Pháp

 Nguồn ảnh: Bác sĩ Hocquard
(PLVN) - Hà Nội 36 phố phường, có những con phố còn lưu dấu xưa lại bây giờ và vẫn làm ăn, buôn bán sầm uất, nhưng cũng có những con phố không còn theo nghề cũ do thời thế đổi thay. Cách nhìn của những nhà chính trị, nghiên cứu người Pháp về phố phường Kẻ Chợ quả là lý thú.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Đến Hà Nội, uống cà phê, ngắm quán, ngắm đường...

Góc của ký ức Hà Nội. (Ảnh: Mai Ngọc)
(PLVN) - Người Hà Nội giờ không chỉ uống cà phê mà còn phải chọn không gian với phong cách “chill”, tận hưởng sự thoải mái để thư giãn. Những quán cà phê có “view” đẹp, nơi có thể ngắm nhìn cảnh vật tươi tắn luôn được ưa chuộng. Ngoài ra, thú vui nhâm nhi tách cà phê vỉa hè giữa phố xá đông đúc hay ẩn mình tìm về hoài niệm với những quán cà phê thiết kế theo thời bao cấp cũng được nhiều người yêu thích.

Những ngôi nhà giữ 'hồn xưa, nếp cũ' ở Hà Nội

Ngôi nhà cổ tại Mã Mây giữ vẻ đẹp trang nhã, duyên dáng giữa phố thị tấp nập. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Từ trăm năm nay, phố cổ Hà Nội vốn nổi tiếng với những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Tràng An. Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn lại rất ít những ngôi nhà lưu giữ được nét đẹp cổ kính, trở thành nơi du khách muốn tìm đến để tận mắt thấy những nhân chứng lịch sử mang nét đẹp cổ kính đặc trưng của nếp nhà Thăng Long - Kẻ Chợ xưa.

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Quảng Ninh khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Đại biểu cắt băng khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long.
(PLVN) - Ngày 29/3, tại Bến tàu khách cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh chính thức khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long – một dấu mốc quan trọng trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, đưa Vân Đồn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.