Thời gian qua, nhiều người lao động khiếu nại họ không nhận được quyền lợi Bảo hiểm xã hội (BHXH) khi thanh toán chế độ nghỉ việc ốm đau. Nguyên do bởi một số Bệnh viện không ký hợp đồng khám chữa bệnh với BHXH, vô hình chung giấy chứng nhận nghỉ ốm của bệnh viện không còn giá trị và người lao động (NLĐ ) không được thanh toán chế độ.
Người lao động gánh hậu quả
Chị Nguyễn Thị N, làm việc tại KCX Tân Thuận, quận 7 trình bày, cuối tháng 6/2011, chị vào Bệnh viện Pháp Việt (FV) thuộc Cty TNHH Y tế Viễn Đông khám bệnh và được bác sĩ ở đây cấp cho giấy chứng nhận nghỉ việc do ốm đau để hưởng BHXH. Gần một tháng sau, chị đem giấy này đến BHXH TP HCM để thanh toán chế độ, nhưng chị không thể hoàn tất thủ tục để hưởng quyền lợi chính đáng của mình. Anh Nguyễn Thế Hùng, kĩ sư hóa dầu, nhà ở quận Bình Thạnh cũng cho biết, hiện tại giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH của anh do FV cấp đến nay vẫn chưa xong thủ tục hưởng…
Theo thông lệ, khi NLĐ đóng BHXH đi khám chữa bệnh tại bệnh viện sẽ được bác sĩ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc, trên cơ sở này BHXH sẽ giải quyết các chế độ cho người bệnh. Trước đây FV vẫn thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với BHXH TP HCM.
Người lao động gánh hậu quả
Chị Nguyễn Thị N, làm việc tại KCX Tân Thuận, quận 7 trình bày, cuối tháng 6/2011, chị vào Bệnh viện Pháp Việt (FV) thuộc Cty TNHH Y tế Viễn Đông khám bệnh và được bác sĩ ở đây cấp cho giấy chứng nhận nghỉ việc do ốm đau để hưởng BHXH. Gần một tháng sau, chị đem giấy này đến BHXH TP HCM để thanh toán chế độ, nhưng chị không thể hoàn tất thủ tục để hưởng quyền lợi chính đáng của mình. Anh Nguyễn Thế Hùng, kĩ sư hóa dầu, nhà ở quận Bình Thạnh cũng cho biết, hiện tại giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH của anh do FV cấp đến nay vẫn chưa xong thủ tục hưởng…
Anh Phạm Thế Hùng (phải) đang trình bày sự việc |
Đến ngày 30/6/2011, bệnh viện này không ký hợp đồng nữa và BHXH TP HCM đã tạm dừng cấp mẫu giấy chứng nhận cũng như không chấp nhận việc thanh toán với lý do: “FV không còn đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/1999/TTLT-BYT-BHXH”.
Tuy nhiên, phía FV lại có vẻ không đồng tình bởi trước đó, ngày 2/4/2010 đơn vị này đã có văn bản “hỏi” BHXH Việt Nam và được hướng dẫn: Tại Thông tư Liên tịch số 11/1999 ban hành đã quy định rõ: “Các cơ sở khám, chữa bệnh (của Nhà nước hoặc tư nhân) có ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT thì bác sĩ, y sĩ, lương y thuộc các cơ sở y tế này (khi đã có đăng ký với Sở Y tế và BHXH tỉnh, thành phố về danh sách, chữ ký) thì được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH…”.
Như vậy, có nghĩa phải có “đăng ký” và “hợp đồng khám, chữa bệnh với BHXH” thì bệnh viện mới đủ thẩm quyền cấp giấy. Vận dụng vào trường hợp cụ thể, BHXH Việt Nam nhận định, FV phải tuân thủ những quy định trên.
Tuy nhiên, rắc rối lại nảy sinh bởi sau đó tại Văn bản số 3291/BYT, Bộ Y tế lại trả lời FV theo hướng… ngược lại: Căn cứ các quy định tại Điều 22 và Điều 112 Luật BHXH, FV là Bệnh viện đa khoa (được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân) được thực hiện cấp giấy xác nhận nghỉ ốm cho người bệnh tham gia BHXH...
Phải đúng quy trình
Ông Nguyễn Đăng Tiến – Phó GĐ BHXH TP.HCM cho rằng: Chiếu theo Thông tư liên tịch số 11/1999, nếu không tiếp tục ký hợp đồng, FV hoàn toàn không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Chưa kể Thông tư còn nói rõ: “Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH (theo mẫu đính kèm) do cơ quan BHXH in theo mẫu thống nhất và cấp cho cơ sở khám, chữa bệnh nói trên để bác sĩ cấp cho NLĐ được nghỉ việc để khám, chữa bệnh và là căn cứ để cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp ốm đau”.
Như vậy, theo BHXH Thành phố, với các quy định này của pháp luật thì rõ ràng Bệnh viện FV, hay bất cứ một bệnh viện nào khác trong thời điểm hiện tại phải tuân thủ đúng quy định. Mặt khác, theo một số chuyên gia về BHXH, thì thực tế nội dung của các Điều 22, 112 Luật BHXH không hề hướng dẫn việc này, cũng như hoàn toàn không phủ nhận các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại Thông tư liên tịch số 11/1999.
Tuy nhiên, rắc rối lại nảy sinh bởi sau đó tại Văn bản số 3291/BYT, Bộ Y tế lại trả lời FV theo hướng… ngược lại: Căn cứ các quy định tại Điều 22 và Điều 112 Luật BHXH, FV là Bệnh viện đa khoa (được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân) được thực hiện cấp giấy xác nhận nghỉ ốm cho người bệnh tham gia BHXH...
Phải đúng quy trình
Ông Nguyễn Đăng Tiến – Phó GĐ BHXH TP.HCM cho rằng: Chiếu theo Thông tư liên tịch số 11/1999, nếu không tiếp tục ký hợp đồng, FV hoàn toàn không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Chưa kể Thông tư còn nói rõ: “Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH (theo mẫu đính kèm) do cơ quan BHXH in theo mẫu thống nhất và cấp cho cơ sở khám, chữa bệnh nói trên để bác sĩ cấp cho NLĐ được nghỉ việc để khám, chữa bệnh và là căn cứ để cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp ốm đau”.
Như vậy, theo BHXH Thành phố, với các quy định này của pháp luật thì rõ ràng Bệnh viện FV, hay bất cứ một bệnh viện nào khác trong thời điểm hiện tại phải tuân thủ đúng quy định. Mặt khác, theo một số chuyên gia về BHXH, thì thực tế nội dung của các Điều 22, 112 Luật BHXH không hề hướng dẫn việc này, cũng như hoàn toàn không phủ nhận các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại Thông tư liên tịch số 11/1999.
Điều này có nghĩa các điều luật trên phải cần thêm sự hướng dẫn chi tiết, và trong khi chưa có được điều đó thì nhất thiết Thông tư 11/1999 đang có giá trị áp dụng. Như vậy vấn đề ở đây là, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế cần sớm có văn bản thống nhất, phù hợp hướng dẫn cho BHXH các tỉnh thành và các bệnh viện có phương hướng thực hiện. Tóm lại trong thời điểm hiện tại, bệnh viện FV hay bất kì bệnh viện nào khác phải tuân thủ điều kiện ký hợp đồng với BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi được hưởng các chế độ ốm đau cho NLĐ.
Phạm Thọ
Phạm Thọ