Mật khỉ nói riêng và mật động vật nói chung đều độc, nếu không biết cách sử dụng có thể gây tử vong, nhưng phải sau vài tiếng, thậm chí vài ngày, chứ không thể “bất đắc kỳ tử” được. >> Cái chết bí ẩn của hai người khách bên mâm cơm Sau sự việc đột tử giữa bữa cơm vì nghi do mật khỉ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng các chuyên gia về việc liệu mật khỉ có thể gây tử vong đột ngột được không và tác hại của nó ra sao?Có thể gây tử vong nhưng không “bất đắc kỳ tử” BS, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, trong Đông y, mật khỉ rất ít được sử dụng để chữa bệnh, một số ít dùng xoa bóp những vết bầm, tụ máu do bị ngã, bị thương. Mật khỉ nói riêng và mật động vật nói chung đều độc, nếu không biết cách sử dụng có thể gây tử vong, nhưng phải sau vài tiếng, thậm chí vài ngày, khi chất độc ngấm vào cơ thể và phá hủy các cơ quan trong cơ thể.
Hiện trường vụ án |
Cùng quan điểm trên, lương Y Vũ Quốc Trung, Giám đốc Trung tâm Y dược cổ truyền Sơn Hà khẳng định, chỉ có chất có hàm lượng độc lớn mới gây chết bất đắc kỳ tử. Mật động vật (cả mật người) chứa sắc tố mật, axit mật và muối mật... giúp tiêu hóa thức ăn, dù có độc nhưng chưa đủ mạnh gây tử vong tức thì. Ông Hướng cho biết, đã chứng kiến rất nhiều trường hợp bị ngộ độc, suy gan thận, vô niệu và tử vong... do các loại mật được coi là quý hiếm. Từ phía Trung Tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hàng năm trung tâm đều phải cấp cứu cho vài chục trường hợp bị nhiễm độc mật với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt. Nhiều trường hợp ngộ độc mật nặng dẫn đến viêm gan, suy gan, chảy máu khắp nơi, hoặc vô niệu (không đái được do suy thận cấp), chất độc ứ trong người… phải tiến hành lọc máu liên tục nhiều ngày để cứu chữa.Dùng mật bồi bổ nhưng lại suy gan, suy thận, tiểu đường Việc sử dụng lượng lớn mật, với nồng độ "đậm đặc" sẽ bị nhiễm độc. Ngoài ra, nếu mật bị nhiễm vi khuẩn, việc dùng mật này chính là đưa nguồn bệnh vào cơ thể. Chất này gây độc trực tiếp cho gan, thận, phá hủy tế bào gan, chất độc đi qua ống thận gây viêm ống thận cấp dẫn đến vô niệu (không có nước tiểu) không tiểu tiện được. Tình trạng này khiến độc chất sẽ bị tích tụ trong cơ thể, do đó bệnh nhân có thể tử vong vì nhiễm độc. Hơn nữa, vì đường dẫn mật thông với ruột, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nên mật động vật bị nhiễm vi khuẩn, nếu uống sống dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn… Nhiều người còn cho rằng, uống rượu mật giúp tiêu hóa tốt hơn mà không hiểu rằng, việc mật giúp cho hấp thụ thêm thức ăn và đó chính là nguyên do phát triển của các loại bệnh rối loạn chuyển hóa do ăn quá nhiều như: tiểu đường, béo phì, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tăng a xit uric... và một loạt bệnh khác đi kèm. BS Hướng phân tích, bản thân mỗi người đều có một cái mật rất to, cơ thể con người thường xuyên sản sinh ra dịch mật đủ để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, không cần thiết phải uống mật động vật để giúp tiêu hóa tốt hơn mà chỉ cần dùng mật của chính cơ thể mỗi người để tiêu hóa một lượng thức ăn vừa đủ mỗi ngày. Theo ThS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Đông y, viện TƯ Quân đội 108, không phải loại mật động vật nào cũng dùng được và càng không thể ai cũng dùng được. Khi sử dụng, phải có thầy thuốc hướng dẫn. Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng mật cá trắm, mật cóc chữa bệnh như lời đồn thổi.
Theo Hà Mi
Khoa học Đời sống online
Khoa học Đời sống online