Mạo nhận em trai Thứ trưởng Bộ Công an để chiếm đoạt gần chục tỷ đồng

Bị cáo Lễ tại tòa
Bị cáo Lễ tại tòa
(PLO) - Tự giới thiệu mình có họ “Lê”, đồng thời là  em trai Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, Trần Trọng Lễ đã lừa đảo, chiếm đoạt gần chục tỷ đồng của hai mẹ con bà Ngô Thị Mai Hoa. Với hành vi này,  Lễ phải trả giá bằng bản án 20 năm tù giam.

Ngày 20/12, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Trần Trọng Lễ (SN 1969, quê Phú Thọ, hiện ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị hại trong vụ án là bà Ngô Thị Mai Hoa – Giám đốc Công ty CP  Đầu tư và Xuất nhập khẩu Ninh Bình và anh Phan Hoàn Bảo Quốc Huân (con rể bà Hoa).

Lừa từ mẹ…

Theo cáo trạng, khoảng tháng 6/2012, Trần Trọng Lễ được anh Nguyễn Tuấn Sơn – Giám đốc Công ty CP Giải pháp mạng và Phân phối máy tính giới thiệu làm quen với bà Ngô Thị Mai Hoa. Khi quen nhau, Lễ tự giới thiệu mình là em trai ruột của Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương. Ít lâu sau khi quen biết, bà Hoa nhờ Lễ nói đỡ với ngân hàng mình đang nợ 100 tỷ đồng, đến kỳ hạn phải trả nhưng không có tiền được thu xếp giãn nợ. Dù không có khả năng làm được theo yêu cầu của bà Hoa nhưng Lễ vẫn đồng ý nhận lời. 

Tài liệu điều tra thể hiện, Lễ nói với bà Hoa sẽ giãn nợ trong 5 năm, mỗi năm phải trả 20 tỷ đồng, đồng thời bà Hoa phải trả cho Lễ 2 tỷ đồng chi phí quan hệ. Tưởng thật, bà Hoa đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới tên Trần Thị Vân Anh giao cho Lễ 1,9 tỷ đồng. Mỗi lần nhận tiền, Lễ đều viết và ký tên vào biên nhận.

Không chỉ lừa đảo, chiếm đoạt tiền của bà Hoa thông qua hình thức giãn nợ ngân hàng như trên, Lễ còn lừa đảo, chiếm đoạt tiền của bà Hoa thông qua việc đặt cọc mua lô vỏ đạn đồng. Cụ thể, khoảng tháng 1/2013, Lễ nói với bà Hoa về việc có quen biết ông Phùng Thanh Hải  (Giám đốc Công ty 319, Bộ Quốc phòng). Sau đó, kẻ mạo nhận là em trai Thứ trưởng Bộ Công an nói với bà Hoa có lô vỏ đạn đồng khoảng 50 ngàn tấn, bán với giá khoảng 49.000 đồng/kg, nếu bà Hoa đồng ý mua, lãi sẽ chia đôi. 

Để bà Hoa tin tưởng, Lễ còn đưa cho người phụ nữ này 3 vỏ đạn làm mẫu và yêu cầu đặt cọc 100.000 USD, chuẩn bị hồ sơ năng lực và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nhận 3 vỏ đạn làm mẫu xong, bà Hoa mang đi giám định và được biết đó đúng là đồng nên đồng ý mua. Ngày 13/3/2013, bà Hoa đưa cho Lễ hồ sơ và tiền đặt cọc 2,1 tỷ đồng. Nhận tiền xong, Lễ hẹn sau 30/4/2013 sẽ giao hàng. Tuy nhiên, nhận tiền xong Lễ không thực hiện như cam kết.

Ngoài 2 lần trên, trong năm 2013, Lễ còn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Hoa thông qua việc lừa đảo bán đất. Tài liệu điều tra thể hiện, qua mối quan hệ quen biết, Lễ được hai người dân ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) nhờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư cho họ. Dù không thực hiện được song Lễ vẫn nhận hồ sơ, giấy tờ của họ. Sau đó, anh ta dùng chính những giấy tờ đó để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của bà Hoa. Cụ thể, tháng 4/2013, Lễ nói với bà Hoa mình có 2 lô đất xen kẹt (đất ao, đất nông nghiệp chưa được công nhận là đất ở nằm trong khu dân cư), nếu bỏ ra trước 2,3 tỷ đồng để chủ lô đất đóng thuế làm giấy chứng nhận sử dụng đất ở, sẽ bán lại với giá 20 triệu đồng/m2. Tưởng thật, bà Hoa đồng ý và giao nhân viên đưa tiền cho Lễ. Cơ quan chức năng xác định, Lễ đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của bà Hoa 3 lần với tổng số tiền 6,3 tỷ đồng.

… đến con rể

Tháng 11/22013, bà Hoa bị Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an bắt tạm giam về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của chi nhánh một ngân hàng lớn. Đến lúc này bà ta mới biết mình cũng bị Lễ lừa đảo nên đã làm đơn tố cáo Lễ. Điều bà Hoa không ngờ là trong lúc mình bị bắt tạm giam để điều tra, Lễ còn tiếp tục lừa đảo con rể bà số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Theo cáo buộc, sau khi bà Hoa bị bắt, anh Quốc Huân – con rể bà Hoa vẫn chưa biết chân tướng sự thật về kẻ mạo danh em ruột Thứ trưởng Bộ Công an. Thế nên, tháng 12/2013, anh ta vội vã đến gặp Lễ để nhờ “chạy” cho bà Hoa được tại ngoại. Thấy vậy, Lễ nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của anh Huân nên nhận lời. 

Tài liệu điều tra thể hiện, Lễ đã đòi anh Huân số tiền 5 tỷ đồng để “chạy” cho bà Hoa được tại ngoại. Do số tiền quá lớn, vượt quá khả năng của gia đình, anh Huân xin giảm và được Lễ giảm xuống còn 3,4 tỷ đồng.

Chuyển tiền cho Lễ xong mà mẹ vợ vẫn chưa được tại ngoại, anh Huân nhiều lần gọi điện yêu cầu Lễ phải thực hiện và đòi trả lại tiền. Đến khoảng tháng 8/2016, Lễ mới gửi trả anh Huân 150 triệu đồng. Anh Huân chỉ biết mình bị lừa khi gặp mẹ vợ tại phiên xét xử bà Hoa về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hồi cuối tháng 8/2016.

Tại cơ quan điều tra, Lễ không nhận có ý định chiếm đoạt tiền của bà Hoa và anh Huân. Theo lý giải của Lễ, sau khi nhận tiền của mẹ con bà Hoa xong, anh ta đều chuyển lại cho người đàn ông tên Nguyễn Văn Tuyền, Toàn nhờ giúp. Cơ quan điều tra đã triệu tập những người này lên đối chất… để làm rõ sự thật vụ án song không có căn cứ nào xác định những người này đã cùng với Lễ thực hiện hành vi phạm tội.

Ngày 20/12, Lễ bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử. Sau khi nghị án, HĐXX nhận thấy có đủ căn cứ xác định bị cáo đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 9,5 tỷ đồng của bà Hoa và anh Huân nên tuyên phạt Lễ 20 năm tù.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.