'Mạnh tay' với hàng giả, hàng lậu tràn lan trên mạng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có đến 80 - 90% hàng giả được mua - bán trên mạng và việc phát hiện, xử lý cũng nhiều khó khăn. Phòng, chống hàng giả trên không gian mạng Internet đang là một trong những nhiệm vụ chính trong kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả tới đây.

Thị trường “thiệt đơn, thiệt kép”

Mới đây, chị Lâm Thị Ngọc Ánh, nhân viên ngân hàng, ngụ quận 3, TP HCM đã lên một group chuyên về mỹ phẩm để nhờ thẩm định một sản phẩm tinh chất dưỡng da mới mua. Chị cho biết đã mua sản phẩm với giá trên 1 triệu đồng từ cửa hàng online của một hot Tiktoker, vì được cam kết là hàng chính hãng với mức giá “tốt nhất thị trường”.

Tuy nhiên, khi sử dụng, chị Ánh so sánh thấy sản phẩm này khác sản phẩm trước đây chị thường mua tại cửa hàng chính hãng, cả về độ tinh xảo của vỏ hộp cho đến chất mỹ phẩm bên trong. Sau đó, một chuyên gia trong ngành mỹ phẩm đã phân tích và đưa ra nhận định sản phẩm chị mới mua là hàng giả.

Chị Ánh đã thông báo sự việc đến cửa hàng online nói trên và được bồi hoàn sản phẩm mới chính hãng. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người đặt ra là những sản phẩm khác từ cửa hàng trên có nguồn gốc, xuất xứ như thế nào? Nếu người mua không phát hiện và “bắt đền” như chị Ánh thì sẽ sử dụng nhầm phải hàng giả?

Một người tiêu dùng cảnh báo khi mua phải mỹ phẩm giả trên mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Một người tiêu dùng cảnh báo khi mua phải mỹ phẩm giả trên mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, lực lượng bán hàng online phát triển mạnh mẽ. Một số vlogger, người nổi tiếng trong một số lĩnh vực cũng tận dụng độ “hot” của mình để bán hàng online và đạt doanh thu lớn nhờ người hâm mộ ủng hộ. Tuy nhiên, đáng lo là nhiều sản phẩm đang được bán tràn lan trên mạng xã hội đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Không ít vlogger không xuất trình được giấy tờ, nguồn gốc sản phẩm mình đang kinh doanh khi bị cơ quan chức năng kiểm tra. Thậm chí có cả những website giả mạo thương hiệu lớn, bán hàng hàng lậu, lừa đảo khách hàng.

Các mặt hàng giả và lậu rất đa dạng, từ quần áo, giày dép, đồ điện tử, mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe... Hành vi buôn bán hàng giả và hàng lậu trên mạng đã gây “thiệt đơn, thiệt kép” cho thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe và sự an toàn của người dân, thất thu cho nền kinh tế, dẫn đến sự thiếu công bằng trong cạnh tranh, làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường trực tuyến. Thực trạng này còn khiến môi trường kinh doanh trong nước “mất điểm” với các đối tác nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp FDI.

Kế hoạch trọng điểm chống hàng giả

Theo thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2023, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện 4.712 hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; xử phạt vi phạm hành chính trên 43,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 45,5 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong tháng 7, tại TP HCM, các đội QLTT thuộc Cục QLTT TP HCM đã kiểm tra, xử lý 124 trường hợp vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Số hàng vi phạm tạm giữ lên đến 19.358 đơn vị sản phẩm dụng cụ làm đẹp, quần áo, giày dép, túi xách, ví, đồng hồ, phụ kiện điện thoại di động, phụ tùng xe máy, mắt kính, văn phòng phẩm, thuốc tân dược… và nhiều nhãn hiệu nổi tiếng.

Có 36 vụ vi phạm về kinh doanh thực phẩm không hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng số hàng vi phạm tạm giữ gồm 29.289 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại. Ngoài ra, các đội còn kiểm tra, xử lý 92 trường hợp vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, 120 trường hợp vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Phát biểu tại một tọa đàm về bảo vệ thương hiệu trước nạn hàng gian, hàng giả diễn ra tháng 6 vừa qua, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương đã đưa ra một con số đáng lo ngại: có đến 80 - 90% hàng giả được mua - bán trên mạng và việc phát hiện, xử lý cũng nhiều khó khăn.

Đại diện Tổng cục QLTT cho biết, thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là triển khai kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả tại hơn 20 tỉnh, thành phố có nhiều tụ điểm nổi cộm về hàng giả; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống trên không gian mạng Internet; tổ chức các chuyên đề kiểm tra đột xuất các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội.

Đọc thêm

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đoàn kiểm tra phát hiện, thu giữ nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ngày 5/9.
(PLVN) -  Trong quá trình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.H tại Tp. Pleiku tỉnh Gia Lai; Đoàn kiểm tra của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, thu giữ một số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Phát hiện gần 3 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Số sữa bột các loại bị thu giữ.
(PLVN) - Sáng 6/9, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 70 mục hàng hoá, với hơn 13.500 đơn vị sản phẩm (gần 3 tấn hàng hóa) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.

Tạm giữ 2.800 chai bia không có chứng từ hợp pháp

Toàn bộ số bia không có chứng từ hợp pháp đã bị lực lượng QLTT tỉnh Phú Yên tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Phú Yên)
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, tạm giữ 2.800 chai bia không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đang trên đường vận chuyển từ tỉnh Quảng Trị vào tỉnh Bình Dương.

Tạm giữ 16 tấn đường cát Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra hàng hoá vi phạm.
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa phát hiện và thu giữ 16 tấn đường cát trắng đang được vận chuyển trên địa bàn mà không có nhãn phụ tiếng Việt và không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Theo lời khai ban đầu của tài xế, số hàng này được bốc từ khu vực biên giới giữa Campuchia và Long An, sau đó vận chuyển về Phú Yên để tiêu thụ.

Thu giữ gần 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 5 phối hợp với lực lượng Công an phát hiện gần 5.000 bánh Trung thu nhập lậu trong cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Ngày 21/8, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, chỉ trong thời gian ngắn triển khai cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm và buộc tiêu hủy gần 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu.

Tạm giữ hơn 5 tấn Hắc sâm GINSENG cùng nhiều phụ tùng điện, nước, xe máy nghi nhập lậu

Hắc sâm GINSENG bị thu giữ.
(PLVN) -  Ngày 15/8 tin từ Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, thu giữ hơn 05 tấn Hắc sâm GINSENG có xuất xứ từ Hàn Quốc và nhiều đồ điện, nước, phụ tùng xe máy các loại made in Trung Quốc, Italia không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, khi đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam.

Tạm giữ nhiều sản phẩm kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Nhiều sản phẩm trang sức màu vàng có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu bị cơ quan chức năng tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Thanh Hóa)
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa, Đội QLTT số 10 (Cục QLTT Thanh Hóa) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra Cơ sở kinh doanh vàng bạc Tuấn Hương có địa chỉ tại thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tạm giữ nhiều sản phẩm trang sức kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Bắt giữ số lượng lớn nước giặt và nước rửa bát giả nhãn hàng OMO tại Thanh Hóa

Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Lộc thi hành Lệnh khám xét khẩn cấp Tổng kho Đông Hưng do Lê Tuấn Thành (dấu X) làm chủ (Ảnh: CATH).
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Vĩnh Lộc vừa phối hợp với Công an các xã Tế Nông, Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đột kích, bắt quả tang 2 cơ sở chuyên sản xuất, phân phối, bán các loại sản phẩm nước giặt giả thương hiệu nhãn hàng OMO và các loại nước rửa bát giả trên sàn thương mại Shopee, thu giữ số lượng lớn hàng giả cùng toàn bộ số trang thiết bị, máy móc...