Manh mối mới về vị trí máy bay MH370 mất tích

Tìm kiếm máy bay mất tích MH370. (Nguồn: CBS News)
Tìm kiếm máy bay mất tích MH370. (Nguồn: CBS News)
Ngày 16/8, Cục An toàn Giao thông Australia (ATSB), cơ quan phụ trách giám sát công tác tìm kiếm dưới biển chiếc máy bay mất tích MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, đã công bố các báo cáo mới với hy vọng có thể giúp xác định khu vực nơi chiếc Boeing 777 này biến mất. 

Người đứng đầu ATSB Greg Hood đã công bố 2 báo cáo của Cơ quan Khảo sát địa chất Quốc gia của Australia (Geosciences Australia) và Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO), trong đó đưa ra những đánh giá và phân tích liên quan đến vị trí mất tích của máy bay MH370. 

Theo ông Hood, Geosciences Australia đã tiến hành phân tích hình ảnh vệ tinh từ khu vực nơi chiếc MH 370 được cho đã biến mất và phát hiện một số vật thể chìm dưới đáy biển. Hình ảnh vệ tinh này được chụp lại vào ngày 23/3/2014, 2 tuần sau khi chiếc MH370 mất tích trên Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, ông Hood cho biết vẫn chưa thể chắc chắn đây là những vật thể của chiếc máy bay xấu số hay không. 

Trong khi đó, các phân tích của CSIRO đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm MH370 khi khẳng định chiếc máy bay mất tích bí ẩn có thể nằm trong khoanh vùng chỉ rộng 5.000 km2, giảm từ 25.000 km2 vốn được đưa ra hồi năm ngoái. Mặc dù Australia không có quyền quyết định huy động một chiến dịch tìm kiếm dưới biển mới, song ông Hood hy vọng những dữ liệu mới nhất này có thể giúp ích cho các nỗ lực tìm kiếm có thể có trong tương lai. 

Ngày 8/3/2014, chiếc máy bay Boeing 777 thực hiện chuyến bay số hiệu MH370 trên hành trình từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới Bắc Kinh (Trung Quốc) với 239 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đã mất liên lạc với mặt đất. Theo giả thiết ban đầu, máy bay đã đổi hướng bay và rơi tại vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương. 

Đầu năm 2017, Australia, Trung Quốc và Malaysia đã thông báo kết thúc chiến dịch tìm kiếm trên biển kéo dài nhất lịch sử dù chưa phát hiện được vị trí máy bay rơi cũng như chưa tìm được manh mối nào để lý giải nguyên nhân chiếc máy bay chuyển hướng khỏi đường bay dự kiến. 

Mặc dù chiến dịch này đã phải ngừng lại, nhưng ATSB vẫn tiếp tục công việc dựa trên các hình ảnh vệ tinh và nghiên cứu các vật thể đã tìm thấy. Đến nay, 27 mảnh vỡ đã được tìm thấy, trong đó có 2 mảnh vỡ từ Nam Phi được phát hiện cách đây 2 tuần. Trong số này, chỉ có 3 mảnh vỡ được xác nhận thuộc máy bay MH370, 5 mảnh vỡ khác được xác định là “gần như chắc chắn” từ máy bay Boeing 777.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.