Mạng xã hội dưới 10.000 người sử dụng không phải xin phép, nhưng có phép mới được livestream

Mạng xã hội dưới 10.000 người sử dụng không phải xin phép, nhưng có phép mới được livestream
(PLVN) - Đây được coi như một “cửa” mở để phát triển mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đề xuất trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ liên quan đến quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Sẽ không còn cảnh MXH phải cấp phép mới được hoạt động

Một nội dung quan trọng liên quan đến mạng xã hội (MXH) được sửa đổi lần này là sửa quy định về việc cấp phép MXH. Theo đó, sẽ không cấp phép toàn bộ các MXH như trước đây theo kiểu có giấy phép mới được lập MXH, mà thay vào đó, đơn vị phát triển chỉ cần thông báo với Bộ TTTT về việc lập MXH.

Quy định này sẽ được áp dụng cho đến khi MXH có 10.000 người sử dụng. Bộ TTTT sẽ giám sát bằng các công cụ đo lường. 

Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TTTT cho biết, đối với MXH lớn (có hơn 10.000 thành viên hoặc lượng người sử dụng đã đăng ký sử dụng thường xuyên từ 10 nghìn người/tháng trở lên) thì phải có Giấy phép thiết lập MXH do Bộ TTTT cấp. 

Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng bổ sung trách nhiệm của MXH. MXH cần có giải pháp tiền kiểm nội dung, không cho phép người sử dụng đăng tải các bài viết có nội dung thể hiện như một sản phẩm báo chí; chỉ cho người sử dụng đăng phát livestream về hoạt động văn hóa, giải trí, quảng cáo, khoa học công nghệ, giáo dục. Chỉ các mạng xã hội có giấy phép mới được thu phí sử dụng dịch vụ livestream.

Ông Lê Quang Tự Do cho biết. cơ quan quản lý nhà nước có quyền dừng hoạt động của các MXH nếu vi phạm pháp luật. 

Đối với dịch vụ nền tảng cung cấp livestream, chỉ MXH được cấp phép, có tư cách pháp nhân trong nước mới được làm livestream. Điều này là bởi nó có liên quan đến vấn đề thu thuế 

Đối với kho ứng dụng, các kho ứng dụng muốn cung cấp nội dung trên kho thì các ứng dụng trên đó phải hợp pháp về nội dung và về quảng cáo, thanh toán. Nếu nhà nước gửi thông tin về các ứng dụng vi phạm pháp luật, yêu cầu gỡ mà kho ứng dụng không gỡ thì MXH có quyền dừng hoạt động của kho ứng dụng đó. 

Với vấn đề các MXH xuyên biên giới, lần đầu tiên quy định trong văn bản pháp quy yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới, có người dùng từ 1 triệu trở lên, phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước, khi được xác nhận mới có thể hoạt động tại VN. 

Tiền kiểm hay hậu kiểm nội dung MXH?

Nhiều ý kiến trong Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định nói trên cho rằng, về việc quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, có sự chênh lệch giữa việc quản lý các MXH trong và ngoài nước. 

Các MXH trong nước phải chịu ràng buộc về việc xác thực, tiền kiểm nội dung đăng tải,... Hơn nữa, các MXH trong nước sẽ không được sử dụng phổ biến và rộng rãi như các MXH xuyên biên giới. Vì thế, nên cân đối các quy định để các MXH trong nước có tính cạnh tranh hơn. Từ đó, các ý kiến cho rằng, nếu không quản lý được các vấn đề của MXH xuyên biên giới thì liệu có thể nới lỏng cho các MXH trong nước hơn hay không. 

Bên cạnh đó, việc tiền kiểm các nội dung được đăng tải trên mạng xã hội Việt Nam cũng là nội dung được bàn cãi.  Về bản chất, nếu thành công, số lượng người dùng của các MXH rất lớn, việc tiền kiểm sẽ lãng phí tài nguyên, đánh mất tính tức thời của các mạng xã hội. Vì thế, một số ý kiến đề nghị đổi tiền kiểm thành hậu kiểm. 

Đồng ý về việc làm sao để giúp MXH trong nước có thể cạnh tranh tốt hơn với các MXH nước ngoài, nhưng ông Lê Quang Tự Do cho biết, không bao giờ có việc bình đẳng 100% bởi các MXH xuyên biên giới có đặc thù riêng, không thể bắt họ làm y chang như các MXH trong nước được. 

“Về việc tiền kiểm, ý tưởng không phải là tiền kiểm 100% mà chỉ tiền kiểm những thứ vi phạm rất rõ ràng. Các mạng xã hội nước ngoài cũng đã làm điều này thông qua các bộ lọc. Chúng tôi cũng sẽ tiếp thu để điều chỉnh sao cho phù hợp” – ông Lê Quang Tự Do cho biết. 

Trước ý kiến rằng việc yêu cầu định danh 2 lớp khi đăng ký MXH là thiếu hấp dẫn thành viên, do tham gia vào các MXH xuyên biên giới dễ dàng hơn,  đại diện Bộ TTTT cho biết sẽ tiếp thu và nghiên cứu, cả trong Nghị định về xác thực điện tử sắp được ban hành.

Đọc thêm

Khai mạc vòng chung kết Robocon Việt Nam 2023

ABU Robocon 2023 diễn ra vào tháng 8/2023 tại Phnom Penh, Campuchia
(PLVN) - Tối 23/5, tại Cung Thể thao Nam Định, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với tỉnh Nam Định tổ chức khai mạc vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam năm 2023 (Robocon Việt Nam 2023).

Gần 1.400 hồ sơ đề cử tham gia Giải thưởng VinFuture năm 2023

Các nhà khoa học với những phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2022.
(PLVN) -  Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2023 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.389 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng hơn 4 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm đặc biệt của VinFuture mùa 3 là 1/5 đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm Top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

Chuyên gia AI Viettel giành giải Nhất với giải pháp phát hiện ung thư tuyến vú

Viettel Cyberspace đã nhiều lần chiến thắng và lọt top tại các cuộc thi về công nghệ AI quốc tế và trong nước như AI City Challenge, Kaggle, Evolutionary Multitask Optimization, VLSP…
(PLVN) - Vượt qua 2.200 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn thế giới, chuyên gia Nguyễn Hồng Đăng của Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), đã giành Giải Nhất tại cuộc thi “Phát hiện ung thư vú qua sàng lọc nhũ ảnh”.

FPT động thổ trung tâm công nghệ tại Quy Nhơn

Các đại biểu bấm nút động thổ dự án.
(PLVN) - Ngày 19/05, FPT Software (công ty thành viên của Tập đoàn FPT) đã tổ chức Lễ Động thổ Tổ hợp Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và đào tạo chuyên gia công nghệ FPT Software tại Thung lũng Quy Hòa, Khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (ĐA06) có ý nghĩa quan trọng, tạo đột phá trong thực hiện chuyển đổi số để mang lại nhiều tiện ích, dịch vụ thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) ngày càng tốt hơn.

VNPT đồng hành cùng Techfest Vùng Đồng bằng Sông Hồng 2023

Gian hàng công nghệ hiện đại của VNPT ở sự kiện Techfest vùng Đồng bằng Sông Hồng 2023 tại Nam Định.
(PLVN) - Là nhà tài trợ chính, đồng hành cùng Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng Sông Hồng 2023, bên cạnh việc cung cấp hạ tầng viễn thông đảm bảo chất lượng, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) còn mang đến hàng loạt những sản phẩm công nghệ tiên tiến hàng đầu, những trải nghiệm số mới cho quan khách tham dự, đặc biệt là trải nghiệm công nghệ Internet tốc độ cao với mạng VinaPhone 5G góp phần quảng bá thành công sự kiện Techfest tại Nam Định.

Công bố sự kiện Chuyển đối số ngành Ngân hàng năm 2023

NHNN họp báo công bố sự kiện
(PLVN) - Với chủ đề thông điệp “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”, sự kiện Ngày chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 18/5/2023 với nhiều hoạt động phong phú…

Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác

Đại diện Lãnh đạo Bộ Công an và đại diện Tập đoàn VNPT thực hiện ký kết thỏa hợp hợp tác giữa hai Bên.
(PLVN) - Chiều 27/4/2023, tại Hà Nội, đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Chuyển đổi số giữa Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).