Mạng xã hội: “Con dao hai lưỡi” không dễ dùng

Mạng xã hội: “Con dao hai lưỡi” không dễ dùng
(PLO) - Facebook, Twitter, Instagram, Linkdln, Pinterest… Một cái “ike” ở đây, một lần “tweet” ở kia, một lần “selfie” trên Instagram và những cập nhật tài khoản trên Linkedln… Mỗi ngày chúng ta đều tham gia vào cộng đồng mạng xã hội (MXH). Nhưng bắt đầu từ khi nào thì điều này trở thành một vấn đề đáng lo ngại?

Việt Nam chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook trên toàn cầu

Theo The Next Web, Việt Nam xếp thứ 7 trong Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới, với 64 triệu tài khoản, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook trên toàn cầu. Trung bình mỗi người Việt Nam dành ra hơn 2,5 giờ “lang thang” trên MXH, họ ở độ tuổi trung bình từ 18 đến 34. Vấn đề về an ninh mạng, nghiện MXH... đang đặt ra nhiều vấn đề trong xã hội Việt Nam.

Việc ngày càng nhiều người sử dụng Internet để tìm hiểu thông tin, các chương trình dùng Internet để đưa tin, sử dụng MXH để kết nối, mở rộng quan hệ và các tổ chức sử dụng Internet để thể hiện quan điểm, thông điệp và đưa tin các sự kiện đã khiến MXH, internet trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Internet/MXH đã giúp thông tin được truyền đi nhanh hơn, rộng hơn bởi độ lan tỏa của phương thức thông tin này. 

Nhờ đó, nhiều phận đời có hoàn cảnh khó khăn gặp được các mạnh thường quân, nhiều phong trào xã hội thiện nguyện được lan tỏa, nhiều tấm gương tốt và cũng nhiều thông tin cảnh báo được chia sẻ, nhiều chính sách được góp ý… đã giúp cho xã hội thêm tốt đẹp, thêm tính nhân văn và tình đoàn kết dân tộc. 

Nhưng cũng từ Internet/MXH, nhiều tổ chức, cá nhân đã gặp không ít phiền toái, thậm chí bị xúc phạm, bôi nhọ, làm đảo lộn cuộc sống, hoạt động. Năm 2017, Trần Thị Hường (24 tuổi, ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa) thường sử dụng mạng tài khoản Facebook với tên Huong Tran đã bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa xử phạt hành chính 5 triệu đồng do đã cung cấp, truyền đưa thông tin xuyên tạc lên MXH (thông tin không có thật về vụ bắt cóc trẻ em xảy ra tại xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc gây hoang mang dư luận). Hường khai nhận đã lấy thông tin trên từ một trang Facebook khác rồi biên tập lại, đưa lên trang cá nhân nhằm mục đích câu view.

Ngoài Hường có rất nhiều cá nhân cũng đã bị triệu tập, xử phạt hành chính vì đưa thông tin xuyên tạc, không chính xác về an toàn thực phẩm, an ninh trật tự… lên MXH gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tập thể như vụ một thanh niên tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng clip “lấy nước rửa chân pha trà cho khách”. Tuy nhiên, thông tin này được xác định là không chính xác, sai sự thật, xúc phạm nhân phẩm người khác.

Còn hàng chục trường hợp đã bị công an triệu tập vì sử dụng MXH làm ảnh hưởng đến dư luận, đến cá nhân, tổ chức. Chưa kể những trường hợp vì nghiện internet/MXH mà bị cuốn theo thế giới ảo đến mức phải đi điều trị tâm thần. Nghiêm trọng hơn là số thanh, thiếu niên phạm pháp có ảnh hưởng của internet/MXH ngày càng gia tăng, trở thành vấn nạn xã hội không dễ giải quyết nếu không sớm có các tác động và chiến lược quản trị MXH để cải thiện truyền thông chính sách, quá trình chính sách và chất lượng chính sách (chính sách nói chung và chính sách để quản trị MXH nói riêng).

Khai thác hợp lý “hệ sinh thái” thông tin xã hội số

Nên vấn đề quan trọng nhất được đặt ra trong thời đại MXH là “làm thế nào để sử dụng MXH/internet hiệu quả nhất mà không để MXH/internet “sử dụng” ngược lại bản thân người sử dụng ? Thậm chí các chuyên gia pháp lý cũng đã không ít lần lên tiếng khuyến cáo người sử dụng MXH  cẩn trọng để không bị pháp luật “sờ gáy” chỉ vì những cảm xúc, thông tin đăng tải trên MXH như trường hợp của Daniel Hauer – một giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội đã bị xử lý sau khi người đàn ông này có đăng tải lên Facebook nội dung xúc phạm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (và cũng đã đăng tải video xin lỗi lên trang Facebook cá nhân và cho rằng đó chỉ là “trò đùa”).

Do đó, các chuyên gia pháp lý khuyên người sử dụng MXH phải biết cách kiềm chế cảm xúc và sử dụng “đúng luật”. Bản thân mỗi người sử dụng MXH phải tự làm chủ được thông tin, xác định phương thức thông tin chính xác để khai thác được “hệ sinh thái” thông tin trên internet và MXH. 

Từ nhiều công trình nghiên cứu tham gia cũng như đã trực tiếp thực hiện, các chuyên gia của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Việt Nam - L’Espace hoàn toàn tin rằng cần phải có một lý thuyết mới về hệ thống thông tin đa phương tiện, để hiểu rõ hơn quá trình biến đổi sâu sắc đang diễn ra. Và để so sánh mô hình đưa tin truyền thống với những gì đang diễn ra ở kỷ nguyên số, thì việc sử dụng khái niệm ẩn dụ “hệ sinh thái” thông tin xã hội số là hoàn toàn thích đáng khi mà chúng ta đang sống trong một thế giới khao khát được thấy tất cả mọi thứ một cách rõ ràng và minh bạch, rất khó để bảo vệ quyền riêng tư.  

Theo kinh nghiệm của những người có thâm niên sử dụng MXH, nếu biết cách khai thác, MXH sẽ là một công cụ “khó mà bị chê không hiệu quả”. Nếu không biết khai thác, người sử dụng sẽ lạc vào thế giới ảo của MXH, mất thời gian vào những mối quan hệ “lơ lửng” trên mạng và tuột mất những mối quan hệ trong đời thực, dần dẫn đến sự mơ hồ về cuộc sống thực tại. 

MXH – Facebook, Twitter, Google Plus, Tumblr là những công cụ rất hữu ích, song nếu không biết cách sử dụng thì người sử dụng sẽ phải nhận những tác hại như giảm tương tác giữa người với người, tăng mong muốn gây chú ý, xao lãng mục tiêu cá nhân, giết chết sự sáng tạo, bạo lực trên mạng, thường xuyên so sánh bản thân với người khác, sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi MXH càng phát triển…

Những tác hại đó xuất phát từ việc kiểm soát chất lượng và nội dung thông tin trên các trang MXH khiến MXH là “cầu nối” cho bọn tội phạm. Hiện nay, việc giới tội phạm lợi dụng MXH để lừa đảo tài sản, chiêu mộ tân binh, tìm kiếm “hàng” cho các đường dây buôn bán người, tung tin gây nhiễu loạn xã hội… và những hành vi phi pháp khác.

Chính sự phong phú, kỳ ảo của MXH đã tác động mạnh tới tâm lý phát triển và nhân cách của giới trẻ, khiến chúng có ảo tưởng về “sức mạnh” bản thân thông qua bàn phím, mơ hồ về những mối quan hệ tình cảm không có thật, núp dưới những dòng chia sẻ đầy cảm thông. Bên cạnh đó, MXH/internet còn khiến nhiều thanh, thiếu niên trở nên bạo lực thông qua những trò chơi trực tuyến, làm gia tăng tỷ lệ vi phạm pháp luật chỉ để kiếm tiền chơi game, nhiều em thành nạn nhân của các hành vi lạm dụng khi được “cứu nét”, khi kết bạn trên không gian ảo…

Larry Rosen, Giáo sư tâm lý thuộc Đại học California (Mỹ) khẳng định, sử dụng Facebook quá nhiều có thể gây rối loạn tâm lý ở tuổi thiếu niên. Trong đó, ảnh hưởng tiêu cực nhất mà MXH gây ra cho trẻ là: rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có các hành vi chống đối xã hội, uống nhiều rượu; thường xuyên bỏ học, lo âu, trầm cảm, kết quả học tập sút kém, tỷ lệ đọc thấp, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ. Nhiều trường hợp không thể hòa nhập vào cuộc sống thực sau một thời gian sống trong thế giới “ảo”. Đáng lo ngại hơn cả là không ít người trẻ có tri thức cũng đang dần “tự kỷ” chỉ biết trò chuyện với những người ảo trên mạng, mà quên mất người thân quanh mình. 

Vì vậy, người sử dụng MXH cần xác định rõ mong đợi đạt được điều gì từ MXH (kết bạn, chia sẻ cảm xúc, kiếm tiền, giải trí, giết thời gian…) để biết tại sao lại mất thời gian cho nó cũng như biết phải làm gì trước những thông tin không cần thiết để tránh sa đà vào thế giới ảo, mà ngược lại để MXH cải thiện được chất lượng sống của mình. Nếu biết sử đúng cách, thế giới áo là một thị trường kinh doanh khá tốt, một công cụ an ủi tinh thần, bế tắc trong cuộc đời thực. Vì vậy, bản thân MXH không hề xấu mà quan trọng là cách thức sử dụng của mỗi người cho mục đích riêng.

Năm 2016, trên một diễn đàn văn học, bài viết về lợi ích và tác hại của học sinh Ngô Thúy Hằng (sinh năm 1999), lớp 11A6, Trường THPT Thanh Oai B (Hà Nội) nhận được nhiều chia sẻ.

Theo Ngô Thúy Hằng: “Có thể nói, ngày nay, các MXH như: Facebook, Wechat... đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng MXH mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: MXH là “con dao hai lưỡi”. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại.

Nhưng MXH là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy? (…) Với lợi ích vượt bậc của mình, MXH đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai. (…) MXH có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn...

MXH có thật nhiều ích lợi, vậy nên, hay không sử dụng MXH?

Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng MXH cũng có không ít tác hại. (…) Lúc này, MXH chính là một “con sâu gặm nhấm” sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng MXH?

MXH không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: MXH không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển MXH”.

Đọc thêm

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Tọa đàm 'An toàn thông tin trong kỷ nguyên số': Bàn giải pháp bảo vệ thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp

An toàn, an ninh mạng là tiền đề, động lực để DN Việt phát triển sản phẩm, giải pháp. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Hôm nay (27/11), tại Khách sạn Mường Thanh (TP HCM), Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức Tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số”. Báo PLVN ghi nhận một số ý kiến về thực trạng an toàn thông tin (ATTT) trong nền kinh tế số và những giải pháp nhằm bảo vệ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)… khi tham gia vào nền tảng này.

Sản phẩm protein từ men vi sinh giành giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia đã diễn ra tại TP Hải Phòng. Kết quả chung cuộc, YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân của Cuộc thi, đội đoạt giải nhì và giải ba lần lượt là ENFARM và TUBUDD

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới

Cảnh báo Hacker Nga tấn công WiFi từ xa bằng kỹ thuật mới (Ảnh: TechSpot)
(PLVN) - Các tin tặc Nga đã phát triển một kỹ thuật tấn công mạng tinh vi, cho phép chúng xâm nhập vào mạng WiFi của mục tiêu từ xa mà không cần tiếp cận trực tiếp. Kỹ thuật này, được gọi là "tấn công láng giềng gần nhất", đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng.

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.