Mang trọng bệnh vẫn miệt mài hoạt động thiện nguyện

(PLO) - Mang trong mình căn bệnh ung thư tuyến giáp đã 10 năm, lại di căn sang phổi và gan nhưng mỗi ngày, cuộc sống của bà Cao Thị Kim Doanh (83 tuổi) ở ngõ Hội Vũ, phường Hàng Bông, Hà Nội trôi qua vẫn thật ý nghĩa và đầy niềm vui. Đó là niềm vui được sẻ chia, trao gửi yêu thương cho trẻ em vùng cao mà bà đã cần mẫn, miệt mài thực hiện từ năm 2010. 

Ám ảnh về nỗi khổ cực của trẻ em vùng cao… 

Ngôi nhà của bà nằm yên bình, lặng lẽ trong một con ngõ nhỏ sầm uất với đủ các loại hình kinh doanh. Nhưng chủ nhân của ngôi nhà lại vốn là một người rất sôi nổi với việc tham gia đủ các loại hình nghệ thuật từ khi bà còn là một cô gái trẻ. Lựa chọn nghề giáo, tưởng an nhàn nhưng lại vô cùng khó khăn. Bà kể, ngày ấy, ngoài giờ làm nhà nước, ngày nào bà cũng phải đi đan thêm áo, đi dệt len và may đồ để trang trải cuộc sống.

Trong một lần đi thực tế tại vùng cao, những đứa trẻ trần truồng hiện diện ngay trước mắt làm tim bà đau thắt. Bà bảo, những hình ảnh đám trẻ con dân tộc thiểu số trên một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, bàn chân trần đứng co ro trong tiết trời dưới 0 độ C, có cháu trần truồng, có áo không quần, có quần không áo, hay mặc những bộ quần áo mỏng tang, lạnh có thể xuyên thấu khiến bà mất ăn, mất ngủ nhiều ngày. 

Bà lặng người đi khi nghĩ rằng, sao cùng là con người mà bọn trẻ con ấy lại khổ thế. Nước mắt bà cứ lặng lẽ lăn dài khi chứng kiến hình ảnh đứa học sinh 19 tuổi của bà mà đã có 4 người con, cả bữa ăn cơm chỉ có một nồi mèn mén và mỗi người cũng chỉ có một chiếc muôi để múc từ nồi đưa lên miệng. Những hình ảnh đó đã trăn đi trở lại mãi trong bà ngay cả khi đã rời vùng cao về Hà Nội. 

Thời ấy, còn khó khăn nên bà cũng chưa biết làm cách nào để giúp đỡ những đứa trẻ, những gia đình khốn khó ấy. Nhưng cứ đi đến nhà bạn bè, thấy có quần áo cũ, dư thừa là bà lại xin lại, nhặt nhạnh mỗi nơi một chút để chờ khi có người lên vùng cao bà lại gửi mang theo. Những lúc gửi được ít đồ đi bà mới thở phào nhẹ nhõm nhưng chưa được bao lâu, bà lại ngay lập tức nghĩ đến chuyện tiếp tục cóp nhặt đồ cho trẻ con vùng cao. 

Cứ cần mẫn như thế cho tới năm 2010, thời điểm bà phát hiện trong mình có một khối u ngay ở cổ. Phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết quả sinh thiết cho thấy đó là khối u ác tính. Bà cũng hoang mang tột độ khi biết bệnh tật của mình. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, bà xác định chung sống với trọng bệnh. Chỉ trăn trở chuyện áo ấm cho trẻ con vùng cao, không còn nhiều sức khỏe để đi lại nữa, sẽ tính như thế nào. 

Không còn đủ sức mới dừng đan…

Bà lại nhớ đến nghề đan áo ngày khó khăn và nghĩ rằng, dù chỉ ở trong nhà bà cũng vẫn có cách giúp đỡ trẻ con vùng cao. Thế là bà mua len và bắt đầu hành trình 365 ngày đan áo mỗi năm. Mỗi ngày bà ngồi được khoảng 4-5 tiếng để đan áo. Mệt thì bà nằm ngay xuống chiếc ghế, duỗi chân, duỗi tay ra vài cái lại ngồi dậy, tiếp tục công việc. Cứ thế, mỗi năm bà đan được khoảng 50-60 cái, xong lại tìm cách gửi đi cho bọn trẻ. 

Nhìn bà 83 tuổi, mái tóc bạc trắng, từng tiếng nói cất lên cũng khó nhọc do khối u chèn vào thanh quản, phải cắt toàn bộ tuyến giáp và tuyến nước bọt nhưng vẫn miệt mài làm việc thiện khiến chúng tôi càng khâm phục. Bà bảo mỗi ngày bà phải tiêm 2 ống thuốc, uống 8 viên thuốc nhưng bà vẫn thấy khỏe mạnh. Trước đây, mỗi sáng bà đi bộ ra Bờ Hồ hít thở không khí, tập dưỡng sinh, đánh cầu lông với các ông, các bà trong hội người cao tuổi. Mãi tới năm bà 80 tuổi, thấy đuối sức mà bà mới thôi chơi cầu lông.

“Bạn thử tưởng tượng ra một người ham mê các hoạt động xã hội, yêu thích ca hát, khiêu vũ mà phải ngồi một chỗ sẽ như thế nào?” - bà Doanh hỏi ngược lại khi thấy chúng tôi thắc mắc về việc bà vẫn hoạt động thể thao, bất chấp bệnh tật trong người. Chưa đợi câu trả lời, bà lôi quyển album ra, lật từng ảnh, kể cho chúng tôi nghe các hội diễn mà bà đã tham gia. 

Nào là tham gia biểu diễn chào mừng 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội; rồi tham dự hội thi Dàn hợp xướng quốc tế năm 2011, tham gia các hội diễn văn nghệ trong năm 2012. Bà chỉ chịu dừng lại 3 năm trở lại đây, khi cảm thấy mình không còn đủ sức để tham gia. 

Nhưng đan len thì có lẽ bà vẫn tiếp tục, bởi con người bà ham lao động, làm việc quen rồi. Bà bảo, mỗi phút giây đan len bà thấy yêu cuộc sống này hơn. Những lúc ấy lại nghĩ đến trẻ con vùng cao, nhớ đến ánh mắt, nụ cười của chúng khi được nhận những chiếc áo mới, cánh tay bà lại thoăn thoắt hơn, để những chiếc áo hoàn thành sớm hơn. 

Bây giờ mỗi ngày của bắt đầu từ 2h sáng, bà ngồi thiền vài tiếng, sau đó là tập các động tác tay, chân, mỗi động tác 10 lần. Tính ra mỗi ngày bà tập tới 300 lần. Bà bảo, để chung sống hòa bình với bệnh tật trong người và tiếp tục có sức khỏe làm việc thiện phải biết yêu bản thân mình. “Khi biết yêu bản thân, mình sẽ có cách làm cho cuộc sống của mình ý nghĩa hơn” - bà Doanh chia sẻ. 

Nhờ những tâm sự của bà mà chúng tôi hiểu hơn sức khỏe bà lấy từ đâu, động lực của bà bắt nguồn từ đâu, để một người đã ở vào tuổi 83, mang trong mình bệnh trọng nhưng vẫn miệt mài làm việc thiện mỗi ngày…

Đọc thêm

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...