Mang niềm vui đến với nhiều gia đình hiếm muộn

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền cùng các gia đình nhận hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm năm 2019.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền cùng các gia đình nhận hỗ trợ miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm năm 2019.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xuân Nhâm Dần 2022 là mùa xuân hạnh phúc trọn vẹn đầu tiên của nhiều gia đình hiếm muộn được hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trong chương trình “Tuần lễ vàng 2020” của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Đó là mùa xuân của yêu thương đã được đền đáp sau quãng thời gian dài mong ngóng và chờ đợi.

Tết vui nhất

Tết này, ngôi nhà sàn ở cuối bản vùng cao Nà Hỳ 2 (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) của vợ chồng anh Thùng Văn Hạnh (sinh năm 1990, người dân tộc Thái) và chị Lò Thị Thêu (sinh năm 1995, người dân tộc Kháng) ngập tràn tiếng cười con trẻ và niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ. Kết hôn năm 2013 khi cả hai đang ở độ tuổi 18 – 20, anh Hạnh và chị Thêu tưởng sẽ sớm có con bồng con bế như bao cặp vợ chồng khác, nhưng không ngờ lại phải vất vả tìm con.

“Đi khám Tây y thì bác sĩ bảo hai vợ chồng bình thường nên mình cũng tìm đến các thầy lang để bốc thuốc, cứ ai chỉ đâu là tìm đến dù cuộc sống cũng chẳng dư dả. Hai vợ chồng làm nông, ngoài ngày mùa ai thuê gì thì làm nấy, thu nhập không ổn định, cứ được ít nào thì lại đổ vào thuốc để mong có mụn con. Vợ chồng mình uống nhiều lắm, thuốc nam, thuốc bắc đủ cả nhưng cũng chẳng thấy gì…”, chị Thêu nghẹn ngào chia sẻ.

Sau 7 - 8 năm thấp thỏm chờ đợi, năm 2020 tình cờ biết đến Chương trình Hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) miễn phí của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chị Thêu bàn với chồng vay mượn anh em họ hàng để xuống Hà Nội thăm khám và nộp hồ sơ tham gia chương trình. Rất may mắn, anh chị được lựa chọn là 1 trong 10 gia đình nhận gói hỗ trợ ý nghĩa này. Trải qua quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi và chuyển phôi, chị Thêu đã đậu thai ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên. Ngày 14/6/2021, gia đình anh chị vui mừng chào đón 2 bé gái Bắp – Bông (tên gọi ở nhà) tại Bệnh viện tỉnh Điện Biên.

Mùa Xuân này, gia đình đã có những ngày Tết vui nhất, hạnh phúc nhất sau nhiều năm nên duyên vợ chồng. Ngôi nhà sàn nhỏ ấm áp rực rỡ hoa đào, cả nhà quây quần gói bánh chưng, làm khẩu xén (món ăn đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc) và chuẩn bị một số món ăn của dân tộc Thái, dân tộc Kháng để mời khách đến chơi nhà…

Con là mùa Xuân của bố mẹ

Cũng như gia đình anh Hạnh, chị Thêu, năm nay gia đình chị Đàm Thị Hồng Kim (sinh năm 1991) và anh Trần Văn Thiện (sinh năm 1990) ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cũng có một cái Tết rất khác. Kết hôn từ năm 2015 nhưng cho đến bây giờ, cặp vợ chồng xứ Nghệ mới được đón một cái Tết trọn vẹn, được nghe tiếng con thơ sau 6 năm mong chờ. Để chạm tới đích đến hạnh phúc ấy, vợ chồng anh chị đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả như bao gia đình hiếm muộn khác.

Sáu tháng sau khi về chung nhà vẫn không thấy tin vui, gia đình chị Kim đã tới thăm khám tại bệnh viện tỉnh và được biết anh Thiện khó có con. Về nhà, hễ ai mách chỗ nào có thuốc hay, thầy giỏi, hai vợ chồng lại tới cắt thuốc. Biết bao thang thuốc nam, thuốc bắc anh chị đã uống mà không hiệu quả. Chẳng nản lòng, hai vợ chồng quyết định thực hiện thụ tinh nhân tạo nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười.

Tưởng chừng như hành trình tìm con phải gác lại vì kinh tế khó khăn, thu nhập của hai vợ chồng chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng thì gia đình chị Kim may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận được hỗ trợ TTTON miễn phí của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong Chương trình “Tuần lễ Vàng 2020”.

Tháng 7/2020, anh chị bắt đầu quá trình thực hiện TTTON. Trong suốt thời gian điều trị, hai vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng vượt qua mọi khó khăn để sớm đón con yêu. 3 tháng sau, niềm vui vỡ òa khi chị Kim phát hiện có thai. Ngày 11/6/2021, bé Trần Anh Nhật Minh - kết quả của lần chuyển phôi đầu tiên đã cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình. Mùa Xuân này, bé Tít (tên ở nhà của bé Nhật Minh) đã được 8 tháng tuổi, con đang chập chững những bước chân đầu tiên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và ông bà nội ngoại. Nhân dịp Tết sum vầy, anh chị đã chuẩn bị một chú lợn đất để tích lũy cho con, mong con hay ăn chóng lớn, luôn là mùa Xuân của bố mẹ.

Chia sẻ với chúng tôi, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội xúc động cho biết: “Gia đình anh Hạnh – chị Thêu và gia đình anh Thiện – chị Kim là 2 trong số 10 gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn nhận được gói hỗ trợ miễn phí thực hiện TTTON năm 2020 của bệnh viện. Đến nay, đã có 8 gia đình đón bé thành công, 1 gia đình đang chuẩn bị sinh và 2 gia đình đang chờ chuyển phôi trong thời gian tới. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho sự kiên trì, bền bỉ, không từ bỏ hy vọng của các cặp vợ chồng trong hành trình tìm kiếm con yêu của mình!”.

Với mong muốn được đồng hành và sẻ chia gánh nặng cùng các cặp vợ chồng trên hành trình ý nghĩa này, bắt đầu từ năm 2019, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã triển khai chương trình miễn phí 100% chi phí thực hiện TTTON cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trải qua 3 năm, chương trình đã hiện thực hoá ước mơ làm cha, làm mẹ, đem những mùa xuân ấm áp, yêu thương, hạnh phúc đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp mọi miền đất nước.

Tin cùng chuyên mục

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hơn 40 năm cống hiến

(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.