Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Chương trình hợp tác giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast diễn ra trong 10 ngày (ngày 8-18/4). Hiện có hơn 100 em nhỏ mắc dị tật từ các tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đăng kí phẫu thuật trong dịp này. Trong đó, hầu hết là các em bị dị tật bẩm sinh khe hở môi, vòm miệng chưa được phẫu thuật hoặc đã phẫu thuật có nhu cầu sửa sẹo, đóng lỗ thông vòm miệng và một số trường hợp bị sẹo xấu sau bỏng, chấn thương vùng mặt…

Dự kiến đến ngày 18/4, có khoảng 80 trường hợp sẽ được phẫu thuật cải thiện ngoại hình.

Theo BS.CKII Trần Xuân Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện Trung ương Huế), trẻ bị dị tật khe hở môi, vòm miệng thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, sức khỏe bị ảnh hưởng và thiếu tự tin trong giao tiếp. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc dị tật này cao gấp đôi so với nhiều nước khác. Do đó, rất cần sự chung tay của toàn xã hội giúp các em hòa nhập tốt hơn trong cuộc sống.

Để nụ cười các em được hoàn thiện, việc điều trị sẽ phải kéo dài, không chỉ đòi hỏi chi phí điều trị lớn mà cần có sự phối hợp điều trị giữa gia đình và các bác sĩ chuyên khoa Nhi, Răng Hàm Mặt, Tạo hình thẩm mỹ, Trị liệu ngôn ngữ… Vì vậy, chương trình hợp tác phẫu thuật miễn phí là hoạt động nhân văn nhằm trả lại nụ cười, sự tự tin cho các trẻ em khó khăn, khuyết tật. Đây cũng là cơ hội để đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast chuyển giao các kĩ thuật hiện đại, mới nhất cho đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế về chuyên môn phẫu thuật và gây mê hồi sức.

Chương trình hợp tác giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast diễn ra trong 10 ngày, 8-18/4/2024.

Chương trình hợp tác giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast diễn ra trong 10 ngày, 8-18/4/2024.

GS.Johannes Hidding, Trưởng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast chia sẻ, ông đã xem nhiều bức tranh trong bảo tàng và các bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam, hiểu được những mất mát mà người dân phải gánh chịu cũng như những em bé kém may mắn bị dị tật. Tình yêu trẻ và sự yêu mến dành cho “dải đất hình chữ S” đã thôi thúc ông đến đây cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới để làm một điều gì đó, ý nghĩa tới các em. Những nụ cười hồn nhiên xinh xắn của trẻ thơ cùng niềm hạnh phúc của người nhà là động lực để đoàn thiện nguyện trở lại Huế ngày càng nhiều hơn.

Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast và Bệnh viện Trung ương Huế đã có mối quan hệ hợp tác kể từ năm 2015 cho đến nay. Trong những năm vừa qua, đội ngũ y tế hai bên đã phối hợp phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm bệnh nhi có bệnh lý dị tật bẩm sinh khe hở môi vòm miệng, các dị tật khác vùng mặt, đóng lỗ thông vòm miệng... Sự hợp tác này đã trở thành hoạt động liên kết bền vững, thường quy giữa hai bên. Nhờ đó, ngày càng có nhiều hơn các trường hợp dị tật khe hở môi vòm miệng trên địa bàn được trả lại nụ cười hoàn thiện và tự tin.

Đọc thêm

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh
(PLVN) - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành loạt quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều cơ sở y tế tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Phòng khám đa khoa Thiện Nhân bị xử phạt tới 79 triệu đồng vì vi phạm cả trong quảng cáo và việc treo biển hiệu. Nhiều đơn vị khác cũng bị phạt với số tiền từ 24,5 đến 45 triệu đồng.

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.