Mang dao bấm theo người có thể bị phạt đến 4 triệu

Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện. Ảnh minh họa
Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện. Ảnh minh họa
(PLVN) - Em Trần Hùng Cường (Châu Thành – Kiên Giang) là học sinh một trường THPT. Thời gian gần đây, em có mâu thuẫn cá nhân với một số bạn khác lớp và bị những bạn này hăm dọa chặn đường đánh em. Để phòng thân, em có mua một con dao bấm và mang theo bên mình. Luật gia Bùi Đức Độ (Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang) tư vấn, liệu việc mua và mang theo dao bấm có vi phạm pháp luật không?

Tuy dao bấm không được văn bản pháp luật liệt kê vào diện vũ khí, hay công cụ hỗ trợ, nhưng dao bấm có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người nên phải hiểu là loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

Để hiểu thống nhất, Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017  giải thích về các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Theo đó, vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: (a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; (b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; (c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; (d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.

Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: (a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; (b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

Luật quy định rõ đối tượng được sử dụng vũ khí, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ có điều kiện, phù hợp với công việc được giao như: lực lượng vũ trang, kiểm lâm, kiểm ngư, dân quân tự vệ… mà không phải bất kỳ ai cũng được quyền quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua do công tác tuyên truyền, quản lý nhiều nơi còn hạn chế nên còn nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên tàng trữ, sử dụng dao bấm nhưng không biết mình đã vi phạm pháp luật. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều vụ án mà công cụ gây án là con dao bấm mang theo để phòng thân, chỉ vì trong một phút nông nổi, thiếu kìm chế đã dẫn đến chết người, gây thương tích, cướp của... Vậy nên, hành vi mua, tàng trữ, mang theo dao bấm đều là hành vi vi phạm pháp luật, “rủi ro” nhiều hơn tiện ích mà nó mang lại. 

Người nào mang theo dao bấm bên mình, nếu bị phát hiện thì rất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội… với số tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như: sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả; sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép…, đồng thời phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (con dao bấm). 

Đọc thêm

Cán bộ Chi cục Dự trữ khu vực VI bị phản ánh 'chưa học hết lớp 10': Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ cho kiểm tra, xác minh, xử lý

Cán bộ Chi cục Dự trữ khu vực VI bị phản ánh 'chưa học hết lớp 10': Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ cho kiểm tra, xác minh, xử lý
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) nhận được đơn của bạn đọc phản ánh việc một nữ cán bộ Chi cục Dữ trữ Nhà nước (DTNN) khu vực VI chưa học cấp 3, chỉ học xong lớp 9 rồi đi làm, nhưng sau đó được bổ nhiệm, giữ nhiều chức vụ tại cơ quan DTNN thuộc Bộ Tài chính.

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói đất lúa, bên nói mặt sông

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói đất lúa, bên nói mặt sông
(PLVN) -  TAND TP HCM vừa thụ lý đơn khiếu kiện hành vi hành chính về hành vi không ban hành các quyết định thu hồi, bồi thường với UBND quận 12. Đây là vụ kiện hi hữu vì trên giấy tờ, có thửa đất lúa đã được cấp sổ đỏ từ 1998, nhưng khi thu hồi thực hiện dự án, UBND quận cho rằng là “sông” nên không thực hiện bồi thường.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?

Sự việc một số hộ dân vạn đò TP Huế chưa an cư: Rà soát, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ

Một hộ dân tận dụng mui thuyền, mái tôn cũ dựng nhà tạm để ở trên đất công. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc 16 năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện cuộc di dân vạn đò trên sông Hương với các chính sách thiết thực và ý nghĩa; nhưng nay vẫn còn một số hộ sống trong các căn nhà tạm dựng trên đất công, mặt nước. Sau khi báo đăng, mới đây, lãnh đạo UBND TP Huế đã chỉ đạo thực hiện rà soát, nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ các hộ dân nếu bảo đảm đúng điều kiện theo quy định.

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.