“Mầm bệnh” mới đáng sợ hơn Corona

Chiếc khẩu trang y tế được bán ở Sân bay Nội Bài với giá 35.000 đồng/chiếc
Chiếc khẩu trang y tế được bán ở Sân bay Nội Bài với giá 35.000 đồng/chiếc
(PLVN) - Giữa lúc câu chuyện dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra đang là mối quan tâm lớn nhất của mọi địa phương, mọi gia đình, mọi người; dù mới chỉ phát hiện 5 người mắc phải loại virus này trên đất Việt Nam; thì một “mầm bệnh” mới đã tràn lan, xét về góc độ đạo đức, nguy hại hơn cả Corona. Đó là nạn đầu cơ, thổi giá khẩu trang, trục lợi trên sức khỏe đồng loại.

Một hộp khẩu trang y tế thông thường chỉ bán giá khoảng 35 ngàn đồng, nhưng sáng 31/1/2020, tại một số nơi ở Hà Nội và một số địa phương, đã bị đẩy giá lên gấp 7 - 8, thậm chí 10 lần. Số tiền ấy với đa số mọi người, không phải là quá lớn, vẫn còn có thể “nghiến răng” chi trả. Thế nhưng nên nhớ đây mới chỉ là giai đoạn phòng chống dịch...

Còn nhớ ở nước Nhật vài năm trước đây, khi thảm họa sóng thần tsunami xảy ra, người chết la liệt, nhà cửa, tài sản cả đời dành dụm trôi theo biển nước, nhưng người Nhật đã chia ngọt sẻ bùi ra sao, “nhường cơm xẻ áo” cho nhau thế nào.

Chỉ mới nghĩ đến đây, đã không dám mường tượng tiếp nếu có chuyện xấu xảy ra, những đối tượng bất lương ở Việt Nam sẽ còn đầu cơ trục lợi trên sức khỏe đồng loại một cách dã man hơn thế nào?

Nhận ra ngay mầm mống tàn phá văn hóa xã hội này, Chính phủ lập tức đã “chỉ mặt đặt tên” hành vi vi phạm. Từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, Tổng cục QLTT… đều đã có những chỉ đạo, ý kiến yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi sai phạm như vậy.

Luật pháp Việt Nam cũng có đủ những quy định để xử lý những kẻ “hút máu” đồng loại này: Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP, mặt hàng khẩu trang phải niêm yết giá. Không niêm yết cũng bị xử phạt; và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt từ 10-15 triệu đồng, bồi hoàn tiền cho người mua.

Điều 10 Luật Giá nêu rõ cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng thiên tai, địch họa để kinh doanh hàng hóa trục lợi. Điều 196 Bộ luật Hình sự nêu rõ hành vi găm hàng làm khan hiếm hàng hóa khi thiên tai, địch họa bị phạt từ 30-300 triệu đồng và phạt tù tới 3 năm...

Tin chắc rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của cơ quan chức năng và với những quy định nghiêm khắc trên, nạn trục lợi, thổi giá khẩu trang sẽ rất nhanh bị tiêu diệt. Dịch bệnh nào rồi cũng sẽ sớm đi qua, khẩu trang y tế sẽ chỉ ngày một ngày hai không còn là mặt hàng “hot”; có điều mong rằng những “mầm bệnh” như vậy trong tâm những đối tượng trục lợi đừng tái phát một lần nào nữa, đừng đi ngược truyền thống nhân văn giúp đỡ, sẻ chia, nương tựa nhau của người Việt Nam.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.