Malaysia hủy các dự án hàng chục tỉ USD với Trung Quốc

Thủ tướng Malaysia Mahathir (ngồi giữa) đang thăm Trung Quốc.
Thủ tướng Malaysia Mahathir (ngồi giữa) đang thăm Trung Quốc.
(PLO) - Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ngày 21/8 xác nhận việc hủy bỏ 3 dự án có tổng giá trị 22 tỉ USD đã được ký kết với Trung Quốc cho đến khi Malaysia tìm được phương án trả nợ.

Theo AFP, trong số các dự án đã bị hủy bỏ có dự án đường sắt nối bờ biển phía đông của Malaysia với miền nam Thái Lan và thủ đô Kuala Lumpur cùng 2 dự án đường dẫn khí đốt.

“Tôi đã giải thích với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lý do chúng tôi không thể tiếp tục thực hiện Dự án đường sắt Bờ biển phía Đông ECRL”, ông Mahathir xác  nhận với các phóng viên trong ngày cuối của chuyến thăm 5 ngày của ông tới Trung Quốc.

Theo Thủ tướng Malaysia, nguyên nhân là do Malaysia sẽ phải mượn rất nhiều tiền để thực hiện các dự án đã ký kết.

“Chúng tôi không có khả năng thực hiện, không thể trả nợ và cũng vì chúng tôi không cần đến các dự án này ở thời điểm hiện nay. Vấn đề của chúng tôi hiện nay là làm cách nào để giải quyết vấn đề thâm hụt tài chính”, ông Mahathir nói.

Phát biểu này của Thủ tướng Mahathir được đưa ra trong lúc ông đang tìm cách giảm khoản nợ công của Malaysia hiện đã ở mức khoảng 250 tỉ USD xuống.

Sau cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 20/8, ông Mahathir cũng cho biết ông tin rằng Trung Quốc sẽ giúp Malaysia giải quyết vấn đề tài khóa.

Trong 3 dự án vừa bị hủy bỏ, dự án đường sắt ECRL trị giá 20 tỉ USD đã được phía Malaysia ký hợp đồng với Công ty xây dựng giao thông vận tải Trung Quốc.

Nguồn vốn thực hiện dự án chủ yếu là vay từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Với 2 dự án khí đốt còn lại, theo Bộ tài chính Malaysia, 88% chi phí (tương đương với 2,32 tỉ USD) đã được thanh toán cho nhà thầu Trung Quốc dù mới có 13% công việc được hoàn thiện.

Hồi tháng 5 vừa qua, ông Mahathir cũng đã dừng một dự án xây dựng đường sắt tốc độ cao nối Malaysia với Singapore đã được ký kết 7 năm trước vì cho rằng dự án này quá tốn kém.

Các dự án hạ tầng lớn vừa bị hủy bỏ nằm trong số các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng lớn đã được phía Malaysia ký kết với Trung Quốc dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các dự án này thiếu minh bạch và có nhiều điều khoản không có lợi cho Malaysia, như vấn đề lãi suất vay.

Theo Reuters, trước khi thăm Trung Quốc, ông Mahathir cũng đã liên tục khẳng định sẽ thảo luận cái mà ông cho là những thỏa thuận cơ sở hạ tầng “không công bằng” với Trung Quốc mà ông Najib đã ký.

Vẫn theo Reuters, trên thực tế, dự án đường sắt ECRL thực chất đã bị dừng trong lúc chờ các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Malaysia với Trung Quốc và những cáo buộc tham nhũng liên quan đến dự án.

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 21/8 tuyên bố cả Trung Quốc và Malaysia đều hưởng lợi từ quan hệ kinh doanh và thương mại giữa 2 nước. “Tuy nhiên, trong hợp giữa các nước, không thể tránh khỏi có những vấn đề và quan điểm khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

Các khác biệt đó cần phải được giải quyết hợp lý qua tham vấn thân thiện”, ông Lục nói  và cho biết điều quan trọng là 2 nước đã đạt được đồng thuận.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.