Mách bạn cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô

Mách bạn cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô
(PLO) - Mách bạn cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô

Không giống như mùa hè nóng nực, mùa thu dịu mát, tiết trời mùa đông thường đem lại những cảm giác khó chịu, đặc biệt đối với làn da. Sự thay đổi rõ nét nhất về sức khỏe ở mỗi người chính là làn da. Nếu hoạt động hay làm các công việc ngoài trời, mùa đông là kẻ hủy hoại số 1 của làn da. Do gió lạnh, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí thấp khiến cho da con người trở nên khô sần, mất nước, nặng hơn là nứt nẻ, chảy máu, tổn thương. Nếu không phải hoạt động ngoài trời nhiều, chỉ cần tiếp xúc hàng ngày trong khí lạnh mùa đông cũng làm ảnh hưởng tới da của bạn.

Bác sĩ da liễu tại Trung tâm y tế Montefiore, New York, Mỹ - ông Karthik Krishnamurthy cho biết, các chứng bệnh về da thường xuất hiện nhiều trong mùa đông như bệnh chàm, da khô, môi nứt nẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng da nếu bị nẻ nghiêm trọng. Lý do là khi thời tiết khô, nước trong cơ thể bị thoát ra làm cho làn da của con người trở nên khô hơn so với những mùa khác trong năm. Vậy làm cách nào để bảo vệ làn da của mình trong mùa đông, hãy theo dõi những hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu của Mỹ.

Tránh sử dụng xà phòng trong mùa đông

Tránh sử dụng xà phòng trong mùa đông

Xà phòng thường có tính sát khuẩn mạnh nên chúng làm mất chất dầu tự nhiên bảo vệ da khỏi bị mất nước. Nếu sử dụng xà phòng nhiều lần trong ngày sẽ dần làm mất đi lớp bảo vệ da tự nhiên khiến da khô, nứt nẻ. Nếu phải sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa hàng ngày nên mua các loại có chất tẩy nhẹ để bảo vệ làn da trong mùa đông.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ nên sử dụng xà phòng để tẩy rửa những chỗ quá bẩn như nách, bẹn, chân tay… việc tắm rửa nên sử dụng sữa tắm.

làm ẩm da

Làm ẩm da

Sau khi tắm nên sử dụng kem dưỡng da để ngăn ngừa  khô da. Nên sử dụng kem có ceramide ngay lúc da còn ẩm. Bởi ceramide là thành phần tự nhiên trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, đóng vai trò chính trong việc duy trì làn da khỏe và bảo vệ làn da chống lão hóa, bảo vệ các thành phần bên dưới da như collagen, elastin, độ ẩm…

Giữ ẩm làn da của bạn còn giúp bạn tránh bị ngứa. Theo nghiên cứu của Đại học Brown làn da bình thường tiết ra các axit hữu cơ giúp da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, bụi bẩn. Khi trời lạnh da không tiết mồ hôi và các axit hữu cơ khiến da khô, sinh ra ngứa. Nhiều người ngứa đến mức trầy xước da, chảy máu, đây là căn bệnh ngứa do thời tiết. Nên để hạn chế  ngứa da cần cung cấp đủ độ ẩm cho da.

cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô 3

Không tắm nước quá nóng

Tắm nước quá nóng làm da mất độ ẩm, mất chất dầu tự nhiên làm trầm trọng thêm chứng khô da. Chỉ nên dùng nước đủ ấm và tắm trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thời gian tắm sẽ làm lớp bã nhờn bảo vệ da mất đi làm da khô và nhanh lão hóa.

cách bảo vệ làn da trong mùa hanh khô 4

Mang đồ bảo vệ

Vào mùa đông ngoài quần áo, chúng ta cần mang theo một số vật dụng để bảo vệ da như mũ và khăn che mặt, găng tay, tất để các bộ phận như mặt, tay, chân tránh tiếp xúc với môi trường lạnh, khô. Làn da ở những khu vực này sẽ dễ dàng bị tổn thương nếu không được bảo vệ như da bị nứt nẻ, khô môi, cước chân hay da tay sẽ trở nên nhăn nheo …

bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng

Cung cấp cho cơ thể những thực phẩm tốt cho làn da không bao giờ là một ý tưởng tồi, nhất là trong mùa đông lạnh giá. Tiến sĩ Krishnamurthy cho biết vitamin B rất quan giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô, vitamin này có trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối… Rượu bia làm cho cơ thể mất đi vitamin B, đồng thời làm da xấu đi.

Còn một số vitamin khác cũng rất tốt cho da như vitamin C, nên ăn các loại trái cây họ cam quýt, ớt, cà chua… cũng rất tốt. Vitamin C giúp da mềm mại, trắng sáng, giúp cơ thể gia tăng sản xuất collagen khiến da căng mịn, có độ đàn hồi tốt, chống lão hóa… Vitamin E được xem là “người bạn” của làn da đẹp bởi nó làm cho da có độ ẩm, tươi trẻ hơn, chống oxy hóa, giảm sự hình thành sắc tố da… Vitamin E có nhiều trong các sản phẩm đậu nành, ngũ cốc, các loại hạt, mầm….

bảo vệ da mùa đông

Tránh ánh nắng mặt trời

Mặt trời mùa đông cũng làm tổn hại làn da của bạn. Một trong những điều nhiều người không biết là ánh nắng mặt trời mùa đông nguy hại hơn cả mùa hè vì mùa đông nhiều gió, mặt trời bị che phủ ít hơn, nên cần sử dụng kem chống nắng nếu đi ra ngoài.

Tạo độ ẩm cho da

Tạo độ ẩm cho da

Nếu khí hậu khô hanh của mùa đông không cung cấp cho làn da của bạn độ ẩm, vậy hãy tự tạo cho mình độ ẩm cho làn da. Máy tạo độ ẩm là một giải pháp. Tùy vào tình hình thời tiết, nhiệt độ trong và ngoài phòng mà để mức độ phù hợp. Nếu thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột có hại cho da hơn, sẽ làm da khô nẻ, bong tróc.

Chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần vào mùa đông

Chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần vào mùa đông

Thời gian tắm tối đa cho mỗi lần là từ 5-10 phút trong bồn tắm hoặc dưới vòi sen. Nhiều người cho rằng tắm sẽ cung cấp độ ẩm cho da. Điều này là hoàn toàn đúng nếu bạn tắm nước lạnh, nhưng với mùa đông để bảo vệ sức khỏe chúng ta cần phải tắm nước nóng, nên điều chỉnh nhiệt độ nước vừa đủ ẩm. Nước càng nóng càng làm khô da.

uống đủ nước

Uống đủ nước

Nếu mặc quá nhiều quần áo sẽ bị đổ mồ hôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm khô da. Để hạn chế điều này cần bổ sung nước cho cơ thể để tránh mất nước trong mùa đông, khi tiết trời khô hanh.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.