Ma túy tổng hợp - Tại sao hấp dẫn người trẻ?

Các chuyên gia Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng tại buổi họp báo, tọa đàm “Nghiện ma túy tổng hợp: Có thể dự phòng và điều trị”
Các chuyên gia Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng tại buổi họp báo, tọa đàm “Nghiện ma túy tổng hợp: Có thể dự phòng và điều trị”
(PLVN) - Những năm trước đây, người nghiện thường sử dụng ma túy truyền thống là heroin, thuốc phiện được vận chuyển và cung cấp từ vùng “tam giác vàng” qua đường biên giới thuộc tỉnh Điện Biên, Sơn La. Hiện nay, người sử dụng nhất là giới trẻ tăng cao, có xu hướng chuyển sang dùng ma túy tổng hợp, phổ thông nhất là ma túy đá, thuốc lắc, ketamine, cỏ Mỹ…

“Đập đá” để thể hiện bản thân

Theo nghiên cứu của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng, phần lớn nguyên nhân dẫn tới hành vi sử dụng ma túy ở những người trẻ xuất phát từ những sang chấn tâm lý đo các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu như: bố mẹ ly hôn, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, có người thân sử dụng ma túy…

Số liệu của Cơ quan phòng, chống ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc cho thấy, trên thế giới hiện có 255 triệu người sử dụng ma túy, trong đó, người sử dụng các chất kích thích dạng amphetamine (ATS), hay còn gọi là ma túy tổng hợp chiếm 15%. Xu hướng sử dụng, nghiện ma túy tổng hợp tại Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2001 có khoảng 1,5% người dùng ma túy ở Việt Nam sử dụng ATS, thì đến năm 2016, con số này đã lên đến xấp xỉ 10%.

Nhiều bạn trẻ cho rằng đá, ke, kẹo, cỏ… không gây nghiện, mức độ lệ thuộc không cao như ma túy truyền thống (heroin, thuốc phiện) nên mất cảnh giác, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ sử dụng. Hơn nữa, trong xu thế công nghệ, kinh tế và mạng xã hội phát triển hiện nay thì tội phạm sản xuất, buôn bán và tổ chức sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, trong đó không ít đối tượng là học sinh, sinh viên...

Nếu như dùng heroin, con nghiện rơi vào trạng thái “phê” và thường tìm nơi yên tĩnh để hưởng thụ, cảm nhận thì người sử dụng ma túy tổng hợp rơi vào trạng thái “bay”. Người sử dụng ma túy tổng hợp bị kích thích mạnh và tìm nơi náo nhiệt, vui nhộn. Ảo giác mạnh đánh lừa bản thân khiến người chơi không cảm nhận chính xác về không gian, thời gian, khoảng cách dẫn tới việc cơ thể vượt qua giới hạn bản thân, thực hiện những hành động nguy hiểm mà không biết sợ hãi, mệt mỏi.

Thêm nữa, ma túy tổng hợp có sức hút đặc biệt, không gây mức độ lệ thuộc mạnh từng giờ, từng phút mà có thể kéo dài khoảng cách giữa các lần sử dụng hàng tuần, hàng tháng mà không lên cơn nghiện, vật thuốc như các loại ma túy truyền thống. Thế nên đa số giới trẻ lầm tưởng cỏ Mỹ, thuốc lắc, đá… không phải là ma túy, không gây nghiện nên mất cảnh giác và dễ dàng bị dụ dỗ và tái sử dụng nhiều lần…

Diễn giả Nguyễn Đình Đức có hơn 10 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án can thiệp dự phòng HIV cho các nhóm dễ bị tổn thương, hiện nay anh là Trưởng nhóm Niềm tin xanh cho biết: “Ngay tại Hà Nội việc sử dụng ma túy tổng hợp của nhiều bạn trẻ cũng phổ biến và dễ dàng hơn. Thậm chí, một số bạn trẻ còn có thể đặt mua ma túy tổng hợp được vận chuyển tới tận nơi. Rất nhiều bạn trẻ chưa được học, giáo dục và hiểu rõ về tác hại của các loại ma túy tổng hợp này và dễ dàng sử dụng”.

Cùng với bar, club phát triển, giới trẻ có thể sử dụng tại đó. Đức cho biết, trước đây, anh cũng từng nghiện, lý do sử dụng không hẳn do bị rủ rê, mà là do thích thể hiện bản thân mình. Khi bắt đầu “chơi”, Đức cũng như hầu hết bạn trẻ khác chưa biết tác hại của ma túy đá. Họ không có chút kiến thức nào về ma túy đá, ma túy tổng hợp, nhà trường, gia đình đều không đề cập đến, nên  ra cuộc sống họ vô tình sử dụng. Lý do Đức dùng vì bố mẹ chia tay, Đức bỏ nhà lên Hà Nội đi làm thuê. Khi Đức ở với các bạn trong phố cổ, rủ chơi thì chơi cùng, chưa kể khi Đức đi làm tại bar, club khách hàng mời thử.

Cùng với đó, bác sỹ Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa T3 Bệnh viện Tâm thần TPHCM cho biết, theo thông tin từ Bộ Công an, ma túy đang có xu hướng bị nội địa hóa khi sản xuất ngay tại Việt Nam. Nếu như 20 năm trước, một viên thuốc lắc trị giá một chỉ vàng, nay một viên chỉ có 120 ngàn. Bởi thế, theo bác sỹ Hiển, ma túy càng rẻ càng nguy hiểm khi đối tượng tiếp cận dễ. Nếu như trước đây ở nông thôn ít người nghiện ma túy, thì nay giá rẻ nên số người tiếp cận ngày càng tăng. Có thể nói, tình trạng hiện nay ma túy đang tăng vì giá giảm. Heroin là quá khứ, hiện nay là đá, sử dụng dễ…

“Ngưng đẩy xa họ khỏi sự quản lý của chúng ta”

Mặc dù, ma túy tổng hợp gây nhiễu loạn các chức năng của não bộ. Tuy nhiên, những vấn đề này mang tính chất tạm thời và các chức năng của não bộ dần có thể phục hồi sau khi ngưng sử dụng ma túy. Đối với những người đã sử dụng trong một khoảng thời gian dài, quá trình hồi phục có thể mất đến 12-18 tháng và thậm chí hơn.

Do đó, theo TS Nicole Lee (Úc), chúng ta cần thay đổi quan điểm và phương pháp điều trị và cách cung cấp dịch vụ cho phù hợp để có thể ứng phó với những tác dụng khác nhau của ma túy đá. Chuyên gia Nick Veldwijk hiện anh là Quản lý khu vực Đông Nam Á của tổ chức Mainline (Hà Lan) cho biết: Điều quan trọng nhất là kết nối người sử dụng ma túy đá với các dịch vụ y tế về sức khỏe tâm thần. Bởi người sử dụng ma túy đang gặp rất nhiều kỳ thị từ cộng đồng, họ không dễ tiếp thu ý kiến.

Từ thực tế, bác sỹ Huỳnh Thanh Hiển cho biết, người sử dụng ma túy tổng hợp phần lớn sẽ sử dụng giảm dần sau một thời gian, có nhiều người ngừng sử dụng. Nhóm người sử dụng nhưng chưa lệ thuộc sẽ chưa có các rối loạn tâm thần, tuy nhiên, cần thiết phải có những biện pháp can thiệp sớm để họ không chuyển sang giai đoạn sử dụng thường xuyên và lệ thuộc. Điều này giúp giảm tác hại của việc sử dụng, phòng tránh trường hợp sử dụng quá liều, ngáo đá và sốc thuốc. Tuy nhiên, theo bác sỹ Hiển, hiện nay do kỳ thị xã hội và quan điểm tiêu cực về người sử dụng ma túy tổng hợp nên phải mất trung bình từ 5-6 năm, thậm chí lâu hơn, khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng thì họ mới tìm đến hỗ trợ và điều trị.

Ngay với bác sỹ Huỳnh Thanh Hiển, 36 năm về trước khi về bệnh viện tâm thần làm việc, ông cũng bị kì thị bởi cái nhìn của  xã hội với người nghiện rất nặng nề. Do đó theo vị bác sỹ này, nếu như chúng ta khoan dung và không kỳ thị thì người sử dụng 2-3 lần trong vài năm sẽ dễ dàng thú nhận, đi tìm sự trợ giúp. Bản thân họ sẽ nhận ra mình đang sai. Không nên hình sự hóa việc sử dụng ma túy, đẩy xa người sử dụng ra khỏi sự quản lý của chúng ta.

Theo bác sỹ Hiển, có hai nhóm kích thích và ức chế: heroin là nhóm ức chế, ma túy đá là nhóm kích thích. Do đó, không thể áp dụng phương pháp của nhóm này cho nhóm kia. Heroin là chất cai nghiện khủng khiếp nhất, khó từ bỏ nhất, cho đến khi chấp nhận phương pháp thay thế bằng methanol. Với ma túy đá, mức độ nghiện không kinh khủng như heroin, nếu sử dụng do ngẫu hứng dưới 12 tháng, mức độ can thiệp sẽ dễ dàng hơn. Tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM có phân khoa tiếp nhận loạn thần: 40 giường thì trong đó có 10 trường hợp/tuần do ngáo đá. Và con số những năm qua cho thấy, chưa đến 10% tái nghiện. Sau khi điều trị, họ hiểu được tình trạng, sử dụng dè dặt, khôn ngoan hơn.

Bác sỹ Hiển kể một câu chuyện, một hôm ông nhận được điện thoại của bạn đồng nghiệp, nhận hai ca ngưng tim, ngưng thở đã hồi sức thành công, do đó cần tư vấn, hướng dẫn qua điện thoại, bởi sau đó một ca chết não, em còn lại còn sống đến bệnh viện tâm thần điều trị.  Em Trung Khánh (Hà Nội) kể “Sáu đứa tụi con uống ba chai rượu vang, cắn một viên thuốc lắc, nhảy múa xong kéo nhau về”...  Hỏi tại sao bốn đứa dùng thuốc lắc giống nhau, mà hai đứa lại nguy kịch? “Bởi 4 đứa kia sài một loại, và 2 đứa “cắn”chung một loại có tạp chất và chất phụ gia.”

Do đó, bác sỹ Hiển khuyến cáo, ma túy giờ khác so với trước đây, độc và nguy hiểm bởi chất phụ gia. Còn nhớ tại Lễ hội mặt trăng đã có bảy người chết và bốn người đi cấp cứu cũng uống thuốc lắc, rượu… Trong đó, khá nhiều người sử dụng nhưng chỉ có mấy em bị nguy kịch, có khả năng do mua nhầm thuốc. Hiện nay, với sức cạnh tranh khốc liệt của các nhà sản xuất, cung cấp, chọn chất nào chơi phê hơn nên người trẻ rất dễ gặp hậu quả khôn lường.

Bác sỹ Huỳnh Thanh Hiển khẳng định, thực tế, ma túy và ma túy đá luôn bị pha thêm. Tạp chí y khoa danh tiếng hàng đầu của thế giới đưa những thông tin kinh hoàng vì trộn cả thuốc diệt chuột vào cỏ Mỹ và đã có mấy chục trường hợp chết tại tiểu bang Masachuset ở Mỹ. Bởi trộn vào để thuốc được ưa chuộng hơn. Như vậy, ma túy đang bị thay đổi khá nhiều về thành phần, có khả năng thêm tạp chất và chất phụ gia.  Do đó, người nghiện cần bản lĩnh, tỉnh táo, hãy nghĩ đến vợ con gia đình của mình, trước cuộc điện thoại rủ rê và trước khi có ý định sử dụng ma túy.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.