Ma trận quanh con tàu chở thuốc nổ tới Beirut

Cảng Beirut sau vụ nổ khủng khiếp.
Cảng Beirut sau vụ nổ khủng khiếp.
(PLVN) - Làm thế nào mà một lượng lớn amoni nitrat dễ cháy nổ lại xuất hiện trên cảng Beirut – đến tận bây giờ vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. 

Ai là chủ khối thuốc nổ khổng lồ?

Có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp xung quanh vụ nổ khủng khiếp khiến hơn 5.000 người thương vong ngày 4/8 ở thủ đô Beirut của Lebanon, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được ai có quyền sở hữu đối với số hóa chất đó.

Xác định rõ ràng quyền sở hữu, đặc biệt là đối với một hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển bởi tàu Rhosus mang cờ Moldova khi nó lên đường tới Beirut 7 năm trước, là điều cơ bản để giải quyết các tranh chấp liên quan.

Nhưng các cuộc phỏng vấn và rà soát tài liệu của Hãng tin Reuters trên 10 quốc gia để tìm kiếm quyền sở hữu ban đầu của lô hàng 2.750 tấn này đã tiết lộ một câu chuyện phức tạp về một mạng lưới các công ty nhỏ, ít người biết đến trên toàn cầu.

“Hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, và cuối cùng chúng chuyển đến một quốc gia thứ ba mà không ai sở hữu hàng hóa đó. Tại sao họ lại kết thúc ở đây?" - Ghassan Hasbani, một cựu Phó Thủ tướng Lebanon, nói.

Những người liên quan đến lô hàng và được phỏng vấn bởi Reuters đều phủ nhận thông tin về chủ sở hữu ban đầu của hàng hóa hoặc từ chối trả lời câu hỏi. Những người đó bao gồm thuyền trưởng của con tàu, nhà sản xuất phân bón người Gruzia đã sản xuất số hàng nói trên và một công ty châu Phi đã đặt hàng nhưng nói rằng họ chưa bao giờ trả tiền.

Chuyến hải hành cuối cùng

Phiên bản chính thức của cuộc hành trình cuối cùng của tàu Rhosus được mô tả như một chuyến đi toàn chuỗi các sự kiện không may.

Hồ sơ vận chuyển cho thấy con tàu đã nạp amoni nitrat ở Georgia vào tháng 9/2013 và dự định giao nó cho một nhà sản xuất chất nổ ở Mozambique. Nhưng trước khi rời Địa Trung Hải, thuyền trưởng và hai thành viên thủy thủ đoàn nói rằng họ đã được một doanh nhân người Nga mà họ coi là chủ tàu – tên là Igor Grechushkin - hướng dẫn tàu dừng lại đột xuất ở Beirut và nhận thêm hàng.

Thuyền trưởng Boris Prokoshev (bên phải) trên con tàu khi mới vừa tới cảng Beirut (Lebanon).
 Thuyền trưởng Boris Prokoshev (bên phải) trên con tàu khi mới vừa tới cảng Beirut (Lebanon).

Tàu Rhosus đến Beirut vào tháng 11/2013 nhưng không bao giờ rời đi, vì mắc kẹt trong mớ rối ren của một cuộc tranh chấp pháp lý về phí cảng chưa thanh toán và các thiếu sót của tàu. Các chủ nợ cáo buộc chủ sở hữu hợp pháp của con tàu - được nêu là một công ty có trụ sở tại Panama. Sau đó chủ tài đã từ bỏ tàu và hàng hóa được dỡ xuống và đưa vào nhà kho bên bến tàu. 

Baroudi & Associates - công ty luật Beirut đại diện cho các chủ nợ - đã không phản hồi yêu cầu xác định chủ sở hữu hợp pháp ban đầu của hàng hóa. Reuters không thể liên lạc với người tên Grechushkin nói trên.

Theo hải quan Lebanon, năm 2018 con tàu rỗng cuối cùng bị chìm tại nơi nó được neo đậu.

Dù những ngày này, cuộc đời của tàu Rhosus đang được lục lại một cách kĩ lưỡng, thì câu hỏi “ai đã trả tiền cho nitrat amoni và họ có bao giờ tìm cách đòi lại hàng hóa khi Rhosus bị bắt giữ không? Và nếu không, thì tại sao?” vẫn chưa có câu trả lời.

Không ai liên quan?

Theo một nguồn tin mà Reuters có được, lô hàng, được đóng gói trong những bao tải lớn màu trắng, trị giá khoảng 700.000 USD theo giá năm 2013.

Theo các công ước quốc tế về hàng hải và một số luật quốc gia, tàu thương mại phải có bảo hiểm để bảo hiểm các sự kiện như thiệt hại về môi trường, thiệt hại về nhân mạng hoặc thương tật do chìm, tràn hoặc va chạm. Tuy nhiên, tàu Rhosus không được bảo hiểm, theo hai nguồn tin tin cậy mà Reuters thu thập được.

Thuyền trưởng người Nga của con tàu - ông Boris Prokoshev - cho biết qua điện thoại từ nhà của ông ở Sochi (Nga) rằng ông đã nhìn thấy một giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng không thể đảm bảo tính xác thực của nó.

Còn Fábrica de Explosivos Moçambique (FEM) - công ty Mozambican đã đặt hàng nitrat amoni - không phải là chủ hàng vào thời điểm đó vì họ đã đồng ý chỉ thanh toán khi giao hàng. 

Nhà sản xuất phân bón của Gruzia Rustavi Azot LLC đã bị giải thể. Chủ doanh nghiệp thời điểm đó - doanh nhân Roman Pipia - nói với Reuters rằng ông đã mất quyền kiểm soát nhà máy vào năm 2016. Các tài liệu của tòa án Anh cho thấy công ty đã bị một chủ nợ buộc phải bán đấu giá tài sản của mình vào năm đó.

Nhà máy hiện được điều hành bởi một công ty khác - JSC Rustavi Azot. Công ty này cũng cho biết họ không thể làm sáng tỏ chủ hàng.

FEM cho biết họ đã đặt hàng thông qua một công ty thương mại có tên là Savaro Ltd, có công ty đăng ký ở London và Ukraine, nhưng trang web của công ty này hiện đang không truy cập được.

Phóng viên Reuters đã đến địa chỉ được đăng ký ở London của Savaro Ltd hôm 10/8 và tìm thấy một ngôi nhà kiểu cổ thời Victoria, có cửa khóa và rào chắn, gần các quán bar thời thượng của Shoreditch. Không có ai đáp lại tiếng gõ cửa.

Reuters đã liên hệ với Greta Bieliene - giám đốc Savaro Ltd – theo thông tin đã đăng ký tại Vương quốc Anh, nhưng người này từ chối trả lời câu hỏi. 

Một nguồn tin quen thuộc với hoạt động kinh doanh của Savaro cho biết, họ đã bán phân bón từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ cho khách hàng ở châu Phi.

Theo cơ sở dữ liệu công ty You Control của Ukraine, doanh nhân Vladimir Verbonol (Ukraine) được đăng ký là giám đốc của Savaro ở Ukraine. Tuy nhiên, Reuters không thể liên hệ với Verbonol để có thêm thông tin.

Vụ nổ khủng khiếp đã tàn phá một nửa thủ đô Beirut, khiến 450.000 người mất nhà cửa.
Vụ nổ khủng khiếp đã tàn phá một nửa thủ đô Beirut, khiến 450.000 người mất nhà cửa. 

Câu hỏi chưa lời giải

Khi đau buồn và tức giận về vụ nổ chuyển sang tình trạng bất ổn dân sự ở Beirut, có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra được hứa hẹn của chính phủ Lebanon đã quay lại với tàu Rhosus và Grechushkin - người mà thủy thủ đoàn coi là chủ sở hữu của tàu.

Một nguồn tin an ninh cho biết Grechushkin đã bị thẩm vấn tại nhà riêng ở Síp vào thứ Năm tuần trước. Một phát ngôn viên của cảnh sát Síp cho biết một cá nhân không được nêu tên đã bị thẩm vấn theo yêu cầu của Interpol Beirut.

Tàu Rhosus đến Beirut vào tháng 2013 trong tình trạng kiệt quệ và gặp phải hàng loạt vấn đề, thuyền trưởng Prokoshev nói. 

Vào tháng 7/2013, 4 tháng trước khi cập cảng Beirut, con tàu đã bị quản lý cảng Seville (Tây Ban Nha) giữ 13 ngày do các lỗi: cửa hỏng, boong bị ăn mòn, động cơ phụ bị thiếu…  Nó tiếp tục ra khơi sau khi công ty giám định Maritime Lloyd cấp chứng chỉ an toàn cho tàu chở hàng.

Teimuraz Kavtaradze, một thanh tra viên của Maritime Lloyd có trụ sở tại Georgia, cho biết ông không thể xác nhận liệu công ty có cung cấp bất kỳ tài liệu thanh tra nào cho các quan chức cảng ở Seville hay không. Ông cho biết ông đã làm việc cho Maritime Lloyd vào năm 2013 nhưng các nhân viên khác và ban quản lý đã thay đổi.

Các quan chức cảng Seville chưa đưa ra bình luận. Paris MoU - một cơ quan của 27 cơ quan hàng hải quốc gia, có thẩm quyền thực hiện việc giam giữ - xác nhận trong một email rằng con tàu đã bị giam giữ và kiểm tra ở Seville.

Moldova, nơi tàu Rhosus được đăng ký, cho hay chủ sở hữu của con tàu là Briarwood Corp có trụ sở tại Panama. Tuy nhìn thấy tài liệu ở Moldova, nhưng Reuters đã không thể xác định ngay lập tức Briarwood Corp có phải là một công ty đã đăng ký của Panama hay không. Các nhà chức trách hàng hải của Panama cũng đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Người thuê tàu, Teto Shipping Ltd, có trụ sở tại Quần đảo Marshall và đã giải thể vào năm 2014, theo Cơ quan Đăng ký Quốc tế. Công ty này cung cấp dịch vụ đăng ký vận chuyển đến Quần đảo Marshall.

Igor Zaharia, Giám đốc Cơ quan Hải quân Moldova, cho biết Grechushkin là Giám đốc của Teto Shipping. 

Còn thuyền trưởng tàu Rhosus gửi email cho Reuters cho hay ông và những người khác coi tàu là của  Teto Shipping, và coi Grechushkin và Teto là một.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.