Ma nhai Ngũ Hành Sơn đón nhận Bằng Di sản Ký ức thế giới

Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 1/3, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tham dự buổi lễ có lãnh đạo của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL), Bộ Ngoại giao, các cơ quan Lãnh sự quán các nước tại Đà Nẵng, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Ban Thư ký Ủy ban quốc gia Chương trình Ký ức thế giới của Việt Nam và lãnh đạo TP. Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn cùng đông đảo nhân dân.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, Trưởng Ban Tổ chức Lễ đón nhận cho biết, Danh thắng Ngũ Hành Sơn là vùng đất giàu Di sản văn hóa, nơi hội tụ của 4 Di sản cấp quốc gia và khu vực, trong đó có Di tích Quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn và hai Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; Di sản nghề đá mỹ nghệ Non Nước và Lễ hội Quán Thế Âm.

Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng phát biểu tại buổi lễ.

Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng phát biểu tại buổi lễ.

Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn với hệ thống gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm (Hán Nôm) được khắc trên vách đá và hang động của danh thắng Ngũ Hành Sơn, với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, cùng nhiều thể loại văn học của các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, trí thức, có niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.

Từ năm 2019, ghi nhận những giá trị độc đáo của di sản tư liệu Ma Nhai, Thành ủy, chính quyền TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UNESCO công nhận Ma Nhai.

Ông Hoàng Đạo Cương Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trao Bằng công nhận Ma Nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Ông Hoàng Đạo Cương Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trao Bằng công nhận Ma Nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Nhờ đó, ngày 26/11/2022, tại phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP), Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đồng thời, TP. Đà Nẵng cam kết thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh bảo vệ và phát huy giá trị Ma nhai trong quần thể Ngũ Hành Sơn để xứng đáng với vị thế của một di sản tư liệu trong danh sách ký ức của UNESCO.

Bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam sẽ tiếp tục hành động và hỗ trợ các quốc gia bảo tồn và gìn giữ di sản.

Bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam sẽ tiếp tục hành động và hỗ trợ các quốc gia bảo tồn và gìn giữ di sản.

Thay mặt Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc, UNESCO, Bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết, việc ghi danh Ma nha trong danh mục của MOWCAP chính là ghi nhận ý nghĩa và tầm vóc cấp khu vực của bộ sưu tập theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như ý nghĩa lịch sử, tính độc đáo và tính xác thực.

Bà Miki Nozawa cũng chúc mừng sự nỗ lực của người dân, chính quyền các cấp và việc hỗ trợ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, để mở rộng Chương trình Ký ức Thế giới tại Việt Nam, nhằm bảo tồn, phát huy và truyền tải giá trị của di sản tư liệu quý giá tại Việt Nam ra thế giới và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Các đại biểu tham quan tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Các đại biểu tham quan tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Theo ông Hoàng Đạo Cương Thứ trưởng Bộ VHTT&DL lịch, tháng 01/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg quy định chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTT&DL, trong đó chính thức giao Bộ VHTT&DL thực hiện chức năng nhà nước quản lý di sản tư liệu.

Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm của Bộ VHTT&DL cùng với Ủy ban Quốc gia Chương trình Ký ức thế giới của Việt Nam nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu.

Các đại biểu tìm hiểu về Ma nhai trên vách đá trong hang động.

Các đại biểu tìm hiểu về Ma nhai trên vách đá trong hang động.

Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL đề nghị UBND TP. Đà Nẵng xây dựng kế hoạch, triển khai kiểm kê di sản tư liệu trên toàn thành phố, đề xuất các dự án quản lý và phát huy giá trị di sản, tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị Ma nha tại Ngũ Hành Sơn nói riêng và khu di sản văn hóa nói chung hướng tới phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Đọc thêm

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.