Ly sữa của người nông dân Việt Nam sẽ tự tin ra thế giới

Tập đoàn TH ký kết với đối tác lớn Trung Quốc mở ra triển vọng phân phối sản phẩm sữa tươi sạch tại thị trường tỷ dân này
Tập đoàn TH ký kết với đối tác lớn Trung Quốc mở ra triển vọng phân phối sản phẩm sữa tươi sạch tại thị trường tỷ dân này
(PLVN) - Không chỉ tiên phong đưa ly sữa tươi sạch từ Việt ra thế giới, bà Thái Hương, nhà sáng lập và tư vấn chiến lược của Tập đoàn TH còn muốn đưa người nông dân Việt Nam đi cùng mình trong hành trình gian nan nhưng đầy vinh quang này.

Cách đây gần 1 tháng, chỉ trước khi Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc ký Nghị định thư về Yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc một ngày, Tập đoàn TH và Wuxi Jinqiao International Food City - đơn vị sở hữu trung tâm đầu mối hàng hóa lớn nhất Trung Quốc - đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển thị trường, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm, nông sản và sữa, các sản phẩm từ sữa tươi, sạch, hữu cơ tại thị trường Trung Quốc.

Hai thỏa thuận này, một ở cấp Chính phủ, một ở cấp doanh nghiệp đã mở toang cánh cửa để nông sản Việt, đặc biệt là sữa, bước chân vào thị trường lớn nhất thế giới - với 1,5 tỷ dân - theo con đường chính ngạch.

Trước đó, TH cũng đã tiên phong xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Trung Quốc theo con đường chính ngạch, nhưng chỉ là các sản phẩm dưới 80% sữa. Còn bây giờ, là các sản phẩm 100% sữa tươi sạch từ Việt Nam. Có lẽ, không nhiều người biết, giữa TH, giữa bà Thái Hương và thị trường sữa Trung Quốc có một mối lương duyên khá thú vị.

Chính vì sự cố sữa nhiễm melamin gây sốc không chỉ thị trường Trung Quốc, mà cả thị trường toàn cầu vào năm 2008, bà Thái Hương đã quyết định sáng lập Tập đoàn TH, để bắt tay vào con đường làm sữa tươi sạch, sạch từ cánh đồng tới bàn ăn, đạt chuẩn quốc tế - trước hết là vì trẻ em Việt Nam, người tiêu dùng Việt, vì tầm vóc Việt.

Còn Trung Quốc, sau bê bối sữa nhiễm melamine, đã siết chặt những quy chuẩn về sản xuất, sản phẩm sữa. Khắt khe như vậy, nhưng giữa năm 2018, khi đoàn thanh tra phía Trung Quốc tới làm việc tại trang trại TH ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) để đánh giá về năng lực quản lý, giám sát, chẩn đoán dịch bệnh của đàn bò, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật, kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất của trang trại TH, họ đã không ngần ngại gật đầu.

Cánh cửa đã mở ra, nhưng mong muốn của bà Thái Hương là làm sao đưa người nông dân Việt đồng hành với TH trong hành trình đưa sữa Việt ra thế giới. “Tôi cam kết sẽ giúp những người nông dân Việt Nam tự hào về đồng đất của họ, đồng đất đã làm ra những sản phẩm mà thế giới đã chấp nhận với yêu cầu, chuẩn mực khắt khe nhất”, bà Thái Hương nói.

 

Thực hiện cam kết đó, TH đã thông qua Dalat Milk, một thương hiệu khác của TH, giúp người nông dân tạo ra những ly sữa chuẩn hóa - mà theo cách nói của bà Thái Hương, là “ly sữa hoàn mỹ”, bằng cách áp dụng công nghệ cao, giống như đang được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi bò và chế biến sữa tập trung của TH. Bò của người nông dân cũng được gắn chip, để cả TH lẫn người nông dân có thể theo sức khỏe, bệnh viêm vú, tình trạng dinh dưỡng, động dục… thông qua hệ thống điện toán đám mây, để có thể kiểm soát chất lượng sữa, làm sao dù là sữa của bò nuôi tại các nông hộ nhưng cũng đồng nhất chất lượng với sữa ở các trang trại chăn nuôi tập trung của TH.

Ngoài ra, TH thông qua các HTX, không chỉ hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, mà còn cung cấp con giống, thức ăn, vệ sinh thú y… cho người nông dân, và quan trọng hơn là kiểm soát chặt chẽ, thậm chí đến mức ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm sữa. Đó chính là điểm ưu việt của mô hình ứng dụng công nghệ cao vào phát triển bền vững ngành chăn nuôi bò sữa, mà TH vừa công bố cách đây chưa lâu, tại sự kiện khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại Nông Cống (Thanh Hóa).

Sau Dalat Milk, bà Thái Hương còn muốn nhân rộng mô hình này ra khắp cả nước, bắt đầu từ Nông Cống (Thanh Hóa), sau đó sẽ là Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh… Mục tiêu là đến năm 2025, sẽ có 200.000 con bò sữa của bà con nông dân cùng tham gia vào chuỗi giá trị mà TH đã tạo ra. Và chuỗi giá trị đó sẽ mang sữa Việt ra thị trường toàn cầu, để tiếp nối một cách hoàn hảo con đường đưa thương hiệu Việt ra thế giới, mà bà Thái Hương đã bắt đầu từ năm 2015, sau khi quyết định đầu tư tới 2,7 tỷ USD vào Liên bang Nga.

Năm ngoái, khi phát biểu tại Lễ khởi công Nhà máy Chế biến sữa ở Kaluga (Liên bang Nga), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã rất vui mừng nhấn mạnh rằng, đấy là một trong những nhà máy sữa lớn và hiện đại nhất ở Liên bang Nga, và sẽ cho ra những sản phẩm mang thương hiệu Việt trên đất Nga. 

Còn bà Thái Hương khi đó đã rưng rưng chia sẻ: “Tại Việt Nam, tôi chưa làm được tất cả những điều mình mong muốn, nhưng cũng đã làm được một điều, đó là đưa người nông dân tham gia vào một mắt xích trong chuỗi giá trị của các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến

(PLVN) - Tại phiên thứ 2, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sáng 01/10, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến - phần thưởng của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho cá nhân có đóng góp xuất sắc, trong thời gian dài cho hoạt động  công đoàn của cơ quan và Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Đọc thêm

Quý III/2023 GDP ước tăng 5,33%, kinh tế khởi sắc

Quý III/2023, khu vực công nghiệp và xây dựng khởi sắc hơn với mức tăng 5,19% so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý III và 9 tháng năm 2023, theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước.

Thúc tiến độ cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
(PLVN) -Do dự án Diễn Châu - Bãi Vọt chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã họp riêng về dự án và có “tối hậu thư” cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT thúc tiến độ dự án này.

Cần vai trò “nhạc trưởng” của “siêu” ủy ban

Hoạt động khai thác dầu khí của PVN - một tập đoàn có doanh thu và đóng góp ngân sách nhà nước rất lớn của CMSC.
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đỗ Thành Trung, với việc quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty (TĐ-TCT) nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cần thực hiện vai trò của người “nhạc trưởng” trong việc điều phối, huy động nguồn lực của các TĐ-TCT phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Liên kết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Doanh nghiệp phải chung tay xóa 'lõi nghèo'

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phóng nhấn mạnh vai trò của DN trong liên kết vùng.
(PLVN) - Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng, không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp (DN) cũng phải chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng…

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 5,8%

Họp báo giới thiệu Báo cáo ADO tháng 9/2023.
(PLVN) - Theo báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Ngành Hải quan: Bảo đảm giảm 20% số lô hàng lấy mẫu phân tích, phân loại

Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ hải quan. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) -Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu “giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại” nhằm tạo thuận lợi tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.

PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng

Dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng năm 2023. (Ảnh: PVN)
(PLVN) -Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) kiên định mục tiêu tăng trưởng nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao ngay cả trong bối cảnh khó khăn, nhiều thách thức.

Hàng không tăng trưởng ấn tượng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Theo Cục Hàng không Việt Nam, 9 tháng năm 2023, các cảng hàng không trên cả nước đón 89 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Rà soát, ngăn chặn gian lận trong khai thác khoáng sản

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường (TN&MT) để rà soát tài nguyên khai thác thực tế của người nộp thuế (NNT) trên địa bàn.

Đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Các đại biểu tại tọa đàm với chủ đề “Quản trị doanh nghiệp bằng văn hóa”. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Ban Tổ chức Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (BTC 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Công thương tổ chức Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh Việt Nam đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Thành viên HĐTV Agribank giữ chức Chủ tịch HĐQT SCB

Thành viên HĐTV Agribank giữ chức Chủ tịch HĐQT SCB
(PLVN) - Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN), ông Phan Đình Điền thôi đảm nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) Agribank sang nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) SCB từ ngày 22/9/2023.

Phòng ngừa rủi ro khi giao dịch thương mại quốc tế

Vietcombank có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp khi giao dịch quốc tế.
(PLVN) - Việc các doanh nghiệp (DN) Việt bị lừa đảo khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế (TMQT) không còn hiếm trong thời gian qua. Rất nhiều khuyến cáo đã được đưa ra, trong đó, Vietcombank cũng đã “đăng đàn” thông tin về việc có thể hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phòng tránh tối đa rủi ro này.

Giảm “dấu chân carbon” trong nông nghiệp

Trang trại sử dụng hệ thống điện mặt trời củaVinamilk. (Nguồn: Vinamilk).
(PLVN) -Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là ngành gây phát thải khí nhà kính khổng lồ, làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Thực tế này đòi hỏi cần có những mô hình giảm phát thải, phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp.